Hai yếu tố không nên bỏ qua để hành trình du học thuận lợi hơn

0

SSDH – Khi tìm hiểu về du học có hai yếu tố mà bậc phụ huynh và học sinh thường bỏ qua. Nếu bỏ qua hành trình du học của bạn sẽ gặp khó khăn hơn. Hãy tìm hiểu cùng SSDH nhé.

Quyết định cho con đi du học có thể xem như một khoản đầu tư high risk high return – được ăn cả ngã về không, đích đến cuối cùng chắc chắn sẽ là tương lai xán lạn cho con em mình. Rủi ro là thế, nhưng có một sự thật rằng không nhiều phụ huynh Việt Nam dành nhiều thời gian cho công tác tìm hiểu, sàng lọc và chuẩn bị cho hành trình thiên lý của con. Phần lớn các gia đình mình có dịp tiếp xúc và tư vấn trong các chuyến đi về Việt Nam bị rơi vào 2 vấn đề sau. Quá tập trung vào yếu tố tài chính và điểm số.
Thông thường các cô chú sẽ chuẩn bị những tài khoản tiết kiệm và nguồn thu nhập dồi dào để đảm bảo hành trình du học của con em mình không gặp trắc trở hay đứt gánh giữa đường vì chuyện tiền nong. Thêm vào đó, những gia đình có mộng cho con em đi du học từ nhỏ cũng đã vạch sẵn những lộ trình học tập để các bạn luôn nằm trong top học sinh giỏi ở trường lớp với sự an tâm rằng kiến thức học thuật của bạn đủ theo kịp các chương trình đào tạo tại nước ngoài. Hai việc trên tất nhiên là vô cùng quan trọng, vì nó cũng góp phần giúp hồ sơ của bạn trở nên sáng giá hơn trong mắt Visa Officer. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để cam kết hành trình du học của con em chúng ta sẽ được như ý.
Hai trong số rất nhiều yếu tố ĐỦ thường được mọi người bỏ qua hoặc xem nhẹ chính là việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức về nơi các em sẽ đến.
Bản thân mình đã có dịp chứng kiến và hỗ trợ khá nhiều trường hợp vô cùng đáng tiếc và thương tâm khi các bạn đi du học không có sự chuẩn bị tốt về kĩ năng sống và tâm lý gặp các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Hồi cuối năm 2020, mình đã kèm một bạn về nước trên chuyến bay bảo hộ công dân, bạn này bị trầm cảm một thời gian dài và ngày càng chuyển biến xấu hơn tại Canada vì lockdown kéo dài, bị thất nghiệp và không biết tương lai sẽ về đâu. Bạn đã nhiều lần cắt tay, may mắn được roomates phát hiện và đưa đi cấp cứu. Gia đình phải tức tốc gửi đơn lên LSQ Việt Nam tại Canada để cho bạn về nước đề điều trị.
Một trường hợp khác là một em học sinh trung học đã tự nhốt mình trong phòng nhiều ngày trời không chịu đi học chỉ vì không thể giao tiếp kết bạn tại trường khiến bạn từ một học sinh giỏi và hoạt bát trở nên thụ động, ù lì và không muốn đi học. Kết quả là mẹ của bạn đã phải bay sang để làm thủ tục thôi học và đưa bạn về Việt Nam. Phía trên chỉ là hai trong số vô vàn các trường hợp chắc chắn có thể tránh nếu học sinh được chuẩn bị tâm lý kĩ càng về những khó khăn mình sẽ phải đối mặt khi đến Canada cũng như được dạy các kĩ năng sống để thích nghi với môi trường mới.
Cũng không nhiều phụ huynh và các bạn học sinh dành nhiều thời gian để tự tìm hiểu về đất nước con em mình sẽ đến. Trong các buổi chia sẻ về du học Canada tại Việt Nam, mình thường có 2 câu hỏi rất đơn giản để đánh giá kiến thức cơ bản của người tham gia như sau
1. Canada có bao nhiêu tỉnh bang và vùng lãnh thổ?
2. Kể tên 6 tỉnh bang mà bạn biết?
Bạn cũng có thể tự kiểm tra xem mình có trả lời đúng cả hai câu trên không nhé !!!
Với câu số 1, chỉ có 38% số người tham gia trả lời đúng.
Với câu số 2, dưới 5% số người tham gia trả lời đúng.
Du học là hành trình mà gia đình phải đồng hành cùng học sinh nên chúng ta hãy dành thời gian tìm hiểu và quyết định cho bản thân mình. Hãy tự hỏi, nếu tham vẫn người khác và nghe theo họ và quyết định giúp tương lai hay số phận của con em chúng ta thì phải biết từng đi du học, sinh sống và làm việc tại quốc gia đó hay chưa? Hiện tại có rất nhiều group về du học với những người đã và đang sinh sống, học tập và làm việc tại quốc gia đó hỗ trợ về thông tin cho mọi người. Hãy nắm tay nhau đi dạo một vòng hết các nguồn thông tin để trang bị cho mình một lượng kiến thức nền nhất định trước khi bước những bước đầu tiên trên hành trình đến đỉnh vinh quang này.
SSDH (nguồn: Thổ địa Canada) 
Share.

Leave A Reply