SSDH – Hệ thống giáo dục ở Anh khá linh động về thời gian, không có chia bậc tiểu học, THCS mà chỉ có THPT. Theo hệ thống giáo dục Anh Quốc, học sinh bắt đầu chương trình học sớm hơn 1 năm so với học sinh Việt Nam, từ 5 tuổi. Và chương trình phổ thông tại Anh được gọi là GCSE.
GCSEs / iGCSEs
GCSEs (General Certificates of Secondary Education) – bằng cấp học thuật đầu tiên trong hệ thống văn bằng của Anh Quốc.
GCSE là chứng chỉ giáo dục trung học quốc tế phổ biến nhất trên thế giới dành cho học sinh trong hai năm đầu của bậc trung học. Chứng chỉ GCSE đem đến một nền tảng vững chắc tuyệt vời cho chương trình A-level hoặc IB và được công nhận rộng rãi bởi các trường đại học và nhà tuyển dụng hàng đầu trên toàn thế giới.
Yêu cầu đầu vào chương trình GCSE:
- Hoàn thành lớp 8 hoặc lớp 9 ở VN
- 14 – 15 tuổi
- IELTS 4.5
Thời gian học: 2 năm (6 kỳ)
Học sinh sẽ chọn các khóa học từ một nhóm các môn học trọng tâm cùng với các môn tự chọn như ngoại ngữ, nghệ thuật hoặc nhân văn. Vào cuối chương trình, học sinh sẽ nhận chứng chỉ GCSE cho từng môn học mà các em đã hoàn tất thành công.
Phân ban | Môn học |
Nghệ Thuật | Nghệ thuật Thiết kế, Sự nghiệp, Nghệ thuật Truyền thông, Đọc Viết luận chuyên sâu, Kịch nghệ, Doanh nghiệp, Công nghệ thông tin, Truyền thông, Âm nhạc |
Ngôn ngữ | Tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, Tự học Ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếng Tây Ban Nha, Văn học thế giới |
Toán học | Toán tăng cường, Toán cao cấp, Toán Quốc tế, Toán học |
Giáo dục thể chất | Giáo dục thể chất/Sức khỏe |
Khoa học | Khoa học mở rộng, Sinh học, Hóa học, Khoa học tổng hợp, Vật lý |
Khoa học xã hội | Kinh doanh, Địa lý, Quan điểm Toàn cầu, Lịch sử |
Chương trình A-level, tú tài quốc tế IB hoặc dự bị quốc tế Foundation
Sau khi tốt nghiệp GCSE, học sinh cần tham gia một trong các chương trình A-level, tú tài quốc tế IB hoặc dự bị quốc tế Foundation để có thể vào được đại học.
Do 2 năm học lớp 11, 12 tại Việt Nam gần như không tương thích với hệ thống giáo dục Anh Quốc nên đối với các học sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, hầu hết các trường Đại học tại Anh đều yêu cầu phải học chương trình dự bị trước khi vào khóa chính. Chỉ một số ít các trường chấp nhận cho học sinh vào thẳng chương trình cử nhân. Vì vậy nếu mong muốn học đại học Anh và có điều kiện, học sinh Việt nam cũng có thể lựa chọn đi du học ngay từ khi kết thúc lớp 10.
Các chương trình Dự bị đại học là chương trình khắc phục sự chênh lệch, khác biệt trong chương trình giáo dục bậc phổ thông tại Việt Nam và Anh quốc, giúp sinh viên Việt Nam hòa nhập và bắt kịp với cuộc sống đại học ở Anh. Hiện nay, có 3 chương trình dự bị đại học mà học sinh Việt Nam sẽ phải hoàn thành 1 trong 3 chương trình này để chính thức bước vào giảng đường đại học ở Xứ sở sương mù, đó là:
- A-level
- Tú tài quốc tế (International Baccalaureate – IB)
- Dự bị quốc tế (Foundation)
A-level, IB hay Foundation – mỗi khóa học sẽ có những đặc trưng riêng được thiết kế theo những tiêu chuẩn khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn chương trình học nào cần phải hết sức thận trọng.
Dưới đây là một số thông tin về 3 chương trình dự bị đại học tại Anh quốc để phụ huynh và các bạn học sinh có thể nắm rõ.
A-level | IB | Foundation | |
Thời gian học | 2 năm | 2 năm | 1 năm |
Yêu cầu đầu vào | – Đủ 16 tuổi.
– Học lực 7.0 trở lên. – IELTS 5.0 – 5.5 trở lên. |
– Đủ 16 tuổi.
– Học lực 7.0 trở lên. – IELTS 5.0-5.5 trở lên. |
– Đủ 17 tuổi.
– Học lực 6.5 trở lên. – IELTS 5.5 trở lên. |
Hình thức đào tạo | – A –level thông thường
– Fast-track A-level (rút gọn còn 1 năm) |
Học tại các trường có chương trình đào tạo IB và được công nhận. | – Foundation on-campus: học tại cơ sở của 1 trường đại học, sau 1 năm chuyển tiếp lên đại học của chính trường đó
– Foundation do 1 tổ chức giáo dục tổ chức, sau 1 năm chuyển tiếp lên 1 trường trong danh sách đối tác của tổ chức đó. |
Môn học | Học 3-4 môn chuyên sâu theo chuyên ngành. | Không phân ngành, học tất cả các nhóm môn học sau:
|
Chọn 1 trong 5 nhóm môn chuyên ngành sau:
|
Ưu điểm |
|
|
|
Hạn chế | Yêu cầu học sinh chọn chuyên ngành trước khi theo học. | Kiến thức rộng, dàn trải, nhiều môn tương đối học khó. | Chỉ được chấp nhận tại một số trường nhất định.
|
Tuy có cùng một mục đích củng cố nền tảng cho học sinh về kiến thức, kỹ năng, cũng như ngôn ngữ học thuật trước khi bước vào chương trình cử nhân, nhưng giữa các chương trình dự bị vẫn có những đặc trưng cũng như tính chất hơi khác biệt. Chính vì vậy, phụ huynh và các bạn học sinh cần xác định rõ mục tiêu về ngành học, trường học, nghề nghiệp tương lai để có thể lựa chọn đúng chương trình dự bị cho phù hợp nhất cho con em mình.
SSDH (theo Nam Phong)