Sẵn sàng du học – Tiếp nối phần 1 bài Học bổng du học và “Chiến lược chọn người giới thiệu”, SSDH giới thiệu với bạn phần 2 “Chiến lược viết luận xin học bổng” để xây dựng hồ sơ xin học bổng thực sự nổi bật nhé.
1. Lập dàn ý cho bài luận:
Đây là bước rất quan trọng giúp bạn không bỏ sót ý và biết nên tập trung vào đâu để làm nổi bật từng ý. Để lập dàn ý tốt, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:
- Ngành học của bạn đã đủ “ưu tiên” chưa? Nó có cụ thể không hay là chung chung? Nó có tính ứng dụng không hay chỉ đơn thuần là lý thuyết?
- Ngành học này có giá trị như thế nào với bạn, ở Việt Nam, và ở quốc gia mà bạn muốn xin học bổng?
- Tại sao bạn lại xin học bổng để theo học ngành này?
Sau khi có câu trả lời cho các câu hỏi trên, bạn mới có thể lập cho mình dàn ý chi tiết về bài luận. Hầu hết tất cả các loại học bổng đều xoay quanh các vấn đề nêu trên, dù là cách này hay cách khác.
2. Văn phong viết luận:
Bạn nên sử dụng văn phòng academic và formal để viết luận. Điểm cực kỳ lưu ý ở đây là cách dùng từ phải thể hiện được hiểu biết của bạn về văn hóa của đất nước mà bạn muốn xin hoc bổng.
Hơn nữa, bạn phải cho người đọc thấy niềm đam mê của mình lớn như thế nào về lĩnh vực mà bạn đang muốn theo học. Do đó, các tính từ, trạng từ cần phải được tận dụng tối đa trong bài luận.
Tốt nhất là trong phần này nên có một số ví dụ về những việc mà bạn đã trực tiếp làm để theo đuổi niềm đam mê đó. Nó phải liên quan trực tiếp đến nghành mà bạn dự kiến học.
Bài luận phải thể hiện được quá khứ bạn là ai, hiện tại như thế nào, vì sao ước muốn của bạn xin học bổng ngành này, bạn sẽ học với thái độ ra sao và sau này bạn sẽ xây dựng bản thân và phát huy được những gì đã học từ học bổng này cho tương lai.
3. Đảm bảo tính kết nối và xuyên suốt với các tài liệu đi kèm.
Các bạn phải đặc biệt lưu tâm đến điều này để hồ sơ của bạn thât sự liên kết tốt. Từ đó hồ sơ sẽ tự mạnh lên.
Lời khuyên về việc này là bạn nên thuê một người/đơn vị chuyên về lĩnh vực này để đảm bảo tính chính thể và thống nhất của bài luận với các văn bản khác. Các bạn có thể tự làm, tuy nhiên vì các bạn sẽ không hiểu được cụ thể là phải làm thế nào. Vì vậy, hãy để sự chuyên nghiệp lên tiếng.
4. Thời gian chuẩn bị cho bài luận
Thời gian đầu tư từ 6 tháng đến 1 năm. Bạn hãy chia khoảng thời gian đó làm 3 phần theo tỷ lệ 5:4:1 như sau:
- 50% dành cho việc hỏi han và chia sẻ kinh nghiệm của những ứng viên thành công và thất bại. Từ đó bạn tự học được điểm nhấn của hồ sơ của bạn.
- 40% dành cho việc làm dàn ý chi tiết như bước 1.
- 10% còn lại là viết và thuê hiệu đính.
Săn học bổng là một hành trình trường kỳ, không thể vội vàng và cũng không thể nhanh chóng được. Hãy đi chậm nhưng chắc, từng bước một để đảm bảo công sức, tâm huyết và ước mong của bạn được nhìn nhận và giành được suất học bổng bạn mong muốn.
5. Viết cho ai đọc?
Câu hỏi này tưởng chừng dễ vì ai cũng biết là viết cho đơn vị cấp học bổng đọc. Tuy nhiên, nó lại cực kỳ khó bởi bạn phải hiểu được kỳ vọng của người đọc hồ sơ của bạn. Hãy đặt mình vào vị trí của họ để viết các bạn. Đừng viết khô khan, thẳng thắn quá. Hãy mềm mại, uyển chuyển và thuyết phục. Người đọc hồ sơ của bạn không ở bên cạnh bạn, chỉ nhìn nhận bạn qua những giấy tờ bạn gửi. Để họ hiểu được tâm tư và nguyện vọng của mình thì “viết cho ai đọc” chính là chìa khóa mở cánh cửa cho bạn bay cùng chương trình học bổng bạn “yêu thương”
Rất nhiều bạn là dân khối A, không giỏi văn nên trước khi bạn viết và lập dàn ý, nhất định phải “soi” lại yêu cầu của đơn vị cấp học bổng để đảm bảo thông tin mình đưa ra là đủ, đúng và nổi bật. Và đặc biệt, là, viết đúng đối tượng.
Hãy lên lên kế hoạch ngay từ bây giờ đi nhé. Chúc các bạn thành công!
Theo Phong Nguyễn (SBS)