SSDH – Đây là câu chuyện kể về một người học trường thường và một người học trường chuyên, mỗi người có một trải nghiệm khác nhau. Hãy chiêm nghiệm cùng chúng tôi nhé.
Mình: không có kế hoạch học tập cụ thể, có những ngày chỉ học sương sương. Mỗi lần mình ngồi vào bàn học, mình nghĩ đến chuyện “làm thế nào để làm hết bài”, “làm thế nào để qua mặt thầy cô”. Cuối năm, mình vẫn trên 8, vẫn được học sinh giỏi. Năm nào cũng thi HSG (học sinh giỏi) tỉnh nên nghiễm nhiên mình trở thành “con nhà người ta” trong mắt hàng xóm, và thế là bắt đầu hình thành hiệu ứng “ếch ngồi đáy giếng”, tự cho mình là giỏi.
Em: trong từ điển của nó không hề có câu “nước đến chân mới nhảy” bởi vì ngày nào nó cũng học, thi thì cứ ung dung mà thi. Mỗi lần nó ngồi vào bàn học, nó nghĩ đến ngày nó đỗ đại học, mỗi lần làm việc nhóm, nó nghĩ đến ngày nó làm leader (lãnh đạo) chứ không phải làm việc nhóm để lấy điểm. Nó được giải quốc gia, cũng được dòng họ thưởng này kia nhưng nó chưa từng cho là nó giỏi vì “đỗ vào trường em thì đứa nào cũng siêu, em chủ quan 1 tí là chúng nó đạp em xuống ngay”. Trong khi mình vẫn còn lơ mơ với học bổng thì nó đã thuộc application guideline (hướng dẫn nộp đơn học) và chuẩn bị hồ sơ ngay từ lớp 10.
-
Cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khoá: thời mình còn học, trường mình không có câu lạc bộ nào, thỉnh thoảng nghĩ ra dự án gì đó, rủ bạn nhưng không đứa nào muốn làm chung, thế là profile cấp 3 trống rỗng. Em mình bảo: “trường em đầy clb, dự án cũng nhiều, mà em thuộc dạng “bữa tiệc nào cũng có mặt” nên cert chứng nhận của em tính bằng cân luôn”. (2 chị em nói chuyện với nhau hay đùa, hay nói quá, nhưng nhà nó treo nhiều cert thật). Cơ hội thi quốc gia, quốc tế. Cơ chế chọn đội tuyển quốc gia của tỉnh Hải Dương mình như sau: các trường thi tỉnh, Sở sẽ gọi các bạn giải nhất nhì (ba) lên Nguyễn Trãi để khảo sát/ ôn thi chọn đội tuyển quốc gia. Tài liệu học và kiểm tra do Nguyễn Trãi ra, giáo viên Nguyễn Trãi dạy. Nhưng hầu như chỉ có các bạn Nguyễn Trãi được chọn vì các bạn giỏi, và trong 1 vài trường hợp, sân nhà sẽ được ưu tiên.
-
Trường chuyên: kiến thức chuyên sâu.
-
Nhà trường chuyên nghiệp hơn trong việc hợp tác với các tổ chức khác. Như trường Thanh Hà của mình, suốt ngày kêu học sinh điền thông tin vào tờ giấy của các trung tâm du học, cô giáo bảo “bắt buộc phải điền”, và mẹ mình bị gọi điện và làm phiền suốt ngày. Em mình bảo không có trung tâm nào đến tìm nó, thỉnh thoảng sẽ có trường đại học đến làm việc nhưng trường đó khá tốt, chứ không dỏm như mấy trung tâm kia.
-
Thiết bị hiện đại hơn: trường chuyên thì tỉ lệ được dùng máy tính, máy chiếu cao hơn. Trường mình thì học pascal trên lý thuyết, nhưng thi cuối kỳ lại bắt thực hành :))). Còn máy chiếu thì đóng bao nilon cho đỡ bụi. Còn có cái máy gì đó hiện lắm nhưng Sở về kiểm tra thì mới dùng, không thì cũng đóng bụi luôn.
-
Open-minded: bố mẹ cấm yêu sớm, nhưng ở trường chuyên thì nhiều phụ huynh có cái nhìn khá mở. Và việc học sinh sử dụng điện thoại cũng thế, trường mình đến bây giờ vẫn cấm học sinh dùng điện thoại.
Em: được giải quốc gia, GPA (điểm trung bình) tự động trên 9. GPA của nó lần lượt 9.3, 9.5, 9.8.
Đấy, áp lực nhiều lắm chứ bộ.6. Sự ghen tị
Em: GPA cao quá các bạn trường thường và giang cư mận sẽ ghen tị “nó học chuyên nên được ưu tiên”. Ừ thì đúng là em nó được buff điểm thật, NHƯNG năm thi vào 10, nó dùi mài kinh sử, học thâu đếm suốt sáng đâu ai thấy; lên học chuyên cắm đầu học môn chuyên đâu ai hay; vì trí nhớ tốt nên sau khi thi xong học sinh giỏi quốc gia, nó học các môn khác nhanh vào, mà học 1 suy 10; mặc dù được tuyển thẳng nhưng vẫn đi thi THPT Quốc gia cho biết mùi, Văn Toán trên 8, tổ hợp xã hội trên 9 (mà đề Toán 2018 thì nó huyền thoại rồi). Cái gì cũng có cái giá của nó, đâu phải cứ ngồi chơi xơi nước là GPA trên 9 đâu. Đôi khi sự ghen tị chỉ là cái cớ để giấu diếm sự kém cỏi của bản thân.