Intership (thực tập) tại Canada, những chú ý đặc biệt dành cho du học sinh

0

SSDH – Như các bạn đều biết, hầu như tất cả các ngành học ở Toronto nói riêng và Canada nói chung đều sẽ yêu cầu Internship (thực tập) hoặc Coop. Đây là một trong những điều kiện cần và đủ để các bạn tốt nghiệp và xa hơn nữa sẽ còn mở ra cơ hội nghề nghiệp ngay sau khi bạn tốt nghiệp.

Xem thêm: Du học sinh làm cách nào để ứng tuyển vào các chương trình thực tập?

Có 7 dạng bài quen thuộc cho một bài Common Essay

Tuy nhiên, đối với các bạn chưa từng đi internship hoặc chưa từng học cao đẳng hay đại học tai Việt Nam, thì đây quả là một trải nghiệm hết sức mới mẻ và cũng đầy khó khăn. Khó khăn vì các bạn không có sự chuẩn bị tốt về cách làm thế nào có thể tìm được công ty đủ yêu cầu, cách chuẩn bị một bộ resume hay CV hoặc cách phỏng vấn cho vị trí thực tập. Đây là những bí kíp giúp bạn tránh được những sai sót liên quan đến intership nhé, bài viết được chia sẻ từ group thổ địa Canada.

Mình đã gặp khá nhiều trường hợp không thể xin được Internship khi deadline (hạn) đến và kết quả là phải quay về Việt Nam để tìm Internship tại các công ty hoặc tập đoàn đạt tiêu chuẩn do trường yêu cầu hoặc phải đợi khóa sau để làm lại dẫn đến tốt nghiệp trễ hơn dự kiến

Chính vì vậy, xin chia sẻ kinh nghiệm với hy vọng phần nào đó giúp mọi người có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc xin internship vào những học kì sau. Chia sẻ mang tính cá nhân, các bạn chú ý áp dụng thích hợp với điều kiện của bản thân.

1/ XIN CO-OP WORKPERMIT NGAY KHI CÓ THÔNG BÁO TỪ NHÀ TRƯỜNG

Đã có rất rất nhiều bạn vì cứ nghĩ còn nhiều thời gian, nên đợi tầm 1 tháng trước khi đến deadline nộp Co-op Workpermit mới bắt đầu tiến hành tìm hiểu thủ tục và apply. Lúc này thì quá trễ rồi, vì thời gian Approved từ Cic và chuyển phát về nhà các bạn có thể lên đến hơn 2 tháng. Mình đã apply đầu tháng 7 và đến tận đầu tháng 9 mới nhận được.

Xui hơn nữa là các bạn đợt vừa rồi Canada Post còn Strike dẫn đến việc chuyển phát bị trì trệ và kéo dài. Để tránh những sự cố ngoài ý muốn, các bạn nên chủ động làm thiệt sớm.

Trong trường hợp các bạn không xin kịp. Giải pháp cuối cùng là phải chay qua biên giới Canada – Mỹ và làm thủ tục xuất nhập cảnh khá tốn thời gian và tiền bạc để xin tại hải quan.

Các làm Co-op workpermit
https://www.youtube.com/watch?v=JXbadtvD9VU&t=6s ( York University)

2/ TÌM HIỂU VỀ NHÀ TUYỂN DỤNG

Thông thường, trường sẽ cho bạn một list danh sách các nhà tuyển dụng có liên kết với nhà trường hoặc bạn cũng có thể tự tìm hiểu một công ty bạn thích trong lĩnh vực bạn học.

Ông bà dạy ” biết người biết ta trăm trận trăm thắng “. Thường mình sẽ thu thập nhiều nhất dữ liệu về công ty mình nhắm đến qua internet. Trong trang chủ thường có phần About us (giới thiệu về công ty), bạn nên đọc và xem tôn chỉ của công ty là gì, những sản phẩm đặc thù, lịch sử hình thành, phân khúc thị trường và cả đối thủ cạnh tranh nếu có.

Khi phỏng vấn, mình được hỏi ” bạn biết gì về công ty chúng tôi?”.

Chắc chắn với một người không tìm hiểu thông tin, sẽ trả lời ú ớ hoặc chém gió chung chung. Nhưng mình biết rõ công ty này tổ chức như thế nào, quy mô, phân khúc thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
Sự chuẩn bị của bạn thể hiện với người phỏng vấn rằng bạn là một người chu đáo và công việc này rất quan trọng với bạn

3/MỘT BỘ HỒ SƠ CHO MỘT CÔNG VIỆC

Một sai lầm thường thấy là việc viết duy nhất MỘT bộ Resume dùng cho tất cả các vị trí công việc và cho tất cả công ty. Điều này dẫn đến là có quá nhiều thông tin thừa trong hồ sơ và một nhà tuyển dụng khó tính sẽ vứt ngay nó sang một bên. Chưa kể là nếu Apply online thì phần filter sẽ tự động loại bỏ vì không phù hợp với yêu cầu công việc.

Mình thường đọc phần Job Description của từng loại công việc và viết Resume sao cho fit nhất với yêu cầu của công việc đó. Nếu bí ý tưởng quá thì google luôn là một bảo bối cứu nguy hiệu quả. Search Job Description của từng loại công việc sau đó lại search thêm cái Skills cần cho loại công việc đó và bắt đầu nghĩ xem mình có những cái nào gần giống như vậy.

4/ HÃY CHUYÊN NGHIỆP

  • Một cái resume toàn chữ là chữ như điếu văn, thì dù nội dung tốt thế nào quả thật cũng khiến người khác ngán ngẩm. Sao không thử trình bày theo kiểu hình ảnh với nhiều màu sắc và bố cục logic để nhà tuyển dụng dễ đọc hơn? Nên nhớ, để vào được vòng phỏng vấn thì bạn phải qua được vòng nộp hồ sơ cái đã.
  • Chắc chắn sẽ có rất nhiều anh chị và các bạn cảm thấy vô cùng thất vọng với khóa học Career Path tại trường. Với cái resume được trình bày toàn chữ và tối giản như vậy, thi ngay cả đến việc xin Part-time job cũng gặp khó khăn.
  • Đi phỏng vấn dù không có quy định về trang phục đầu tóc, nhưng lúc nào cũng phải gọn gàng lịch sự thơm tho.
  • Đi phỏng vấn nên đi sớm hơn một chút để có đủ thời gian trấn an bản thân và quen với môi trường tại nơi phỏng vấn.
  • Không đi qua đi lại nhiều, nên ngồi yên và nghĩ xem những câu hỏi phỏng vấn sẽ là gì. Điều đó giúp bạn có thêm sự chuẩn bị.
  • Đi phỏng vấn xong, dù được hay không cũng nên viết thư cám ơn nhà tuyển dụng đã dành thơi gian cho bạn. Nhiều người không được tuyển, về vò đầu bức tai chửi hết người này người kia. Đừng cho người ta thêm lí do rằng việc không tuyển bạn là khôn ngoan

5/ NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN MÌNH GẶP

  • Hãy nói xem bạn biết gì về công ty của tôi?
  • Hãy kể về những công việc bạn từng làm tại Canada? Cv ấy giúp gì được cho bạn?
  • Bạn có kinh nghiệm gì về vị trí bạn ứng tuyển không?
  • Những khó khăn bạn gặp phải tại Canada là gì?
  • Khi làm việc trong một team và có sự xung đột giữa các thành viên. Bạn sẽ giải quyết như thế nào?

6/ CÁCH TÌM THÔNG TIN NHÀ TUYỂN DỤNG

  • Job Fair: Trường nào cũng tổ chức hoành tráng hết trơn mà toàn những công ty lớn. Nếu có Resume thì mang theo gửi luôn tại chỗ hoặc xin thông tin của họ để apply online sau. Mình khuyên nên nộp trực tiếp thì hiệu quả hơn.
  • Linked In: Mạng xã hội dành cho người đi làm. Ở Canada sử dụng khá nhiều và trường nào cũng có một khóa dạy cách sử dụng bài bản. Sắp tời mình hy vọng sẽ kết hợp với một chuyên gia trong việc làm Linkedin để làm Livestream chia sẻ với mọi người.
  • Career Centre: Trường nào cũng có phòng này để hỗ trợ bạn từ tìm nhà tuyển dụng, sửa cv và mocked interview.

7/ CÁCH LÀM RESUME

– www.canva.com , trang này có mấy mẫu template đẹp lắm và bạn có thể điều chỉnh lại cho phù hợp.
– www.monster.ca , trang này có nhiều mẫu cover letter đơn giản mà đọc gần gũi lắm.

SSDH Team

Share.

Leave A Reply