Kế hoạch luyện thi GMAT trong 90 ngày

0

SSDH – Chỉ học một tháng để đạt điểm GMAT cao không phải là không thể, nhưng hầu hết các thí sinh cần ít nhất 3 tháng chuẩn bị để có thể đạt điểm hơn 700. Vậy làm thế nào để ôn luyện một cách hiệu quả trong thời gian ngắn như vậy?

 

1.jpg

 

Hãy tham khảo phương pháp sau:

 

Tuần 1-4: Làm quen với GMAT

 

Trong tháng đầu tiên, bạn chỉ cần cố gắng làm quen, tìm hiểu về bài thi càng nhiều càng tốt. Nên bắt đầu với bản hướng dẫn ôn thi GMAT chính thức (The Official Guide for GMAT Review), chọn bản Quantitative hay Verbal đều được và tìm ra ưu và nhược điểm của bản thân. Thử làm một bài test xem trình độ của mình đến đâu để đặt mục tiêu đạt bao nhiêu điểm. Đọc kỹ tất cả các thông tin trên trang web MBA.com và tải về 2 bài thi thử GMAT để tìm hiểu chi tiết hơn.

 

Cần phải quyết định mục tiêu trong cuối tháng đầu tiên qua thông tin về GMAT, sau khi làm thử ít nhất 2 bài test và biết rõ điểm mạnh, yếu.

 

Tuần5-8: Khắc phục nhược điểm, Tận dụng và nâng cao ưu điểm

 

Sang tháng thứ 2, bạn sẽ phải tự đánh giá quá trình tiến bộ của bản thân. Đặt ra mục tiêu hàng tuần, chọn 3 điểm yếu lớn nhất và cải thiện qua mỗi tuần. Ví dụ trong tuần thứ 6 bạn phải tập trung ôn phần câu hỏi với đầy đủ dữ liệu liên quan đến định lượng tài sản, các câu khó hơn liên quan đến dạng thức động từ,  và các câu suy luận của bài đọc hiểu. Hãy mua thêm sách tham khảo nếu cần thiết.

 

Đây cũng là thời điểm để bạn xem xét, bổ sung chiến lược ôn luyện. Nếu có cảm thấy có một số phần khó cần hỗ trợ, bạn nên thuê gia sư riêng.

 

Vào cuối tuần thứ 6, hãy thử làm một bài test để đánh giá quá trình ôn luyện, rồi dựa vào kết quả, lại tiếp tục đặt mục tiêu phấn đấu cho tuần sau đó. Đừng chỉ học theo kế hoạch cải thiện điểm yếu hàng tuần mà hãy tự tạo cho mình một kế hoạch tập trung ôn từng phần cụ thể theo từng tuần.

 

Kết thúc tháng thứ 2, làm thêm 2 bài thi thử nữa và điều mà bạn phải làm được trong tháng này là khắc phục các nhược điểm quan trọng cũng như nắm vững bí quyết làm bài thi.

 

Tuần 9-12: Để có một ngày thi hiệu quả:

 

Chỉ còn 4 tuần ôn thôi nên thời gian này, mỗi tuần bạn hãy làm một bài thi thử để quen dần với tâm lý thi cử và củng cố các kĩ năng, chiến lược. Nếu vẫn còn gặp khó khăn trong phần định lượng, cứ cố gắng cải thiện dần dần và xác định cụ thể những loại câu hỏi nào trong phần đấy làm bạn lúng túng.

 

Tiếp tục ôn luyện theo phương pháp của tháng trước nhưng đừng quên phải dành hơn 3 ngày để xem kỹ lại tất cả các loại câu hỏi một lần nữa. Và một điều chú ý đặc biệt quan trọng cho phần đọc hiểu đó là: đừng cố dành quá nhiều thời gian ôn mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Chăm chỉ nhưng đừng quá mức vì chất lượng học quan trọng hơn số lượng/thời gian học. Tập trung tìm ra thực chất của những vấn đề – những câu hỏi mà bạn thấy khó nhất hơn là ngồi ôn hàng đống các câu hỏi ở mức độ dễ.

 

Với kế hoạch ôn thi 90 ngày này, bạn cần phải có khả năng hoàn thành được tất cả các phần trong giới hạn thời gian nhất định rồi tự đánh giá bằng cách viết bài luận phân tích kết quả và nhờ người khác nhận xét. Nhưng một lần nữa hãy nhớ rằng: “Đừng làm gì quá sức!”

 

Hoàng Hiền (SSDH) – Theo businessweek

Share.

Leave A Reply