Khi du học tại Úc, nếu bị bắt nạt, ăn hiếp thì bạn nên làm gì ?

0

SSDH – Đến học tập tại 1 đất nước mới lạ, 1 nền văn hóa lạ lẫm, bạn chắc hẵn sẽ phải gặp qua 1 số tình huống quấy rối, ức hiếp, phân biệt đối xử ! Vậy chúng ta nên xử lý vấn đề này như thế nào ?

Trường hợp, bạn bị 1 hoặc rất nhiều người ức hiếp ( do bị bất đồng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa ), họ có thể quấy rầy bạn từ việc liên tục chọc ghẹo bạn, gọi điện thoại quấy rối, thậm chí họ đánh bạn, xúc phạm bạn bằng ngôn ngữ giao tiếp, hù dọa tâm lý bạn, thậm chí có hành vi sàm sỡ…. rất nhiều chuyện khác…

Trước hết, bạn cần phải thật tỉnh táo, khi bị ai đó làm phiền, hãy nói thẳng kêu họ dừng ngay hành động đó lại. Nếu họ vẫn tiếp tục thì hãy liên hệ vơi cơ quan, cảnh sát. Vi dụ, bạn bị 1 nhóm người chặn lại và ra tay đánh bạn, hay báo ngay cho cảnh sát gần nơi cư trú để được bảo vệ an toàn. Hoặc liên hệ ngay tới các văn phòng đại diện sinh viên, người cho thuê nhà, người bạn quen biết của bạn để nhờ sự trợ giúp.

Nhiều hoạt động phân biệt đối xử thường hay xảy ra ở 1 số quốc gia, do khác nhau về tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ giao tiếp,… họ thường có những cách cư xử không công bằng gây trở ngại tới quyền lợi của bạn.

Kết quả hình ảnh cho bị bắt nạt

 Bạn nên lưu ý rằng, tại Úc, bộ luật nhân quyền cực kì được đề cao, luôn nêu ra các chủ chương chống phân biệt đối xử và mong muốn tạo công bằng cho mọi người, điều có quyền lợi bình đẳng như nhau ( từ độ tuổi, quốc tịch, văn hóa, giới tính, quan điểm chính trị, hôn nhân và tôn giáo …). Dù là nam hay nữ, dù là công việc gì thì luôn đề cao sự bình đẳng.

 Nếu bạn bị những trường hợp kì thị phân biệt đối xử mà không thể xử lý dứt điểm tình huống này hãy vào đây để chia sẽ những gì mình muốn nói.

Kể cả khi bạn tìm được 1 công việc thích hợp, bạn cũng cần phải có những quyền lợi lao động hợp pháp như 1 số người dân bản địa. Nếu bạn bị các nhà doanh nghiệp ép bức, phân biệt đối xử, thì hãy gọi ngay cho các phòng thanh tra về công tác và việc làm tại úc để tìm kiếm sự bình đẳng, tại đây bạn sẽ có những hướng dẫn cụ thể để giải quyết vấn đề. ( Fair Work Ombudsman )

Nước Úc cũng khuyến khích mọi người giao lưu với nhau, mỗi năm họ điều chọn ngày 21 tháng 3 làm ngày hòa hợp ( Harmony-Day ), mục đích cho mọi người hòa giải, tiếp xúc trao đổi làm quen vơi nhau, mong muốn xóa tan đi những dèm pha, dị nghị về giới tính hay phân biệt chủng tộc.

Nguồn: Sưu tầm

Share.

Leave A Reply