Kinh nghiệm ôn thi IELTS 7.5 của dân chuyên kĩ thuật

0

Sẵn sàng du học – Học tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác bạn đều phải kiên trì và yếu tố quan trọng nhất là tự học. Nhiều bạn học chuyên các ngành kĩ thuật nhưng điểm tiếng Anh cũng rất cao. Bí kíp của họ là gì, hãy tham khảo bài viết do bạn Nguyễn Văn Kiệt, người đã đạt được điểm IELTS cao bằng cách tự học.

ielts-dan-ki-thuatCó vài người bạn của mình hỏi mình là mình đã từng đi học ở trung tâm nào, thì thực ra mình cũng ko có niềm tin vào các trung tâm lắm, nên lần đầu tiên là mình đi học là học ở 1 lớp giao tiếp của 1 anh chung trường đại học mở ra , chủ yếu là học mấy cái căn bản của tiếng anh, rồi tạo nhóm debate,…. điều này thì cũng giúp mình tự tin để nói hơn nhưng nếu đi lâu thì không thực sự không thể tiến bộ, vì vậy mình quyết định xin nghỉ để tự học.

Các bạn cũng thường nghe những lời khuyên đại khái là ” học IELTS thì không dành cho những người lười, hay những người ko có tính kiên nhẫn…” phải ko?? :DD Thật vậy, mình tự cho là đạt được mục tiêu trong IELTS thì 80% là do nổ lực và kiên trì của bản thân, 20% còn lại là do các yếu tố như, thầy cô, tài liệu, và bạn bè… :DD Nên trước khi học mình thường tự làm công tác tư tưởng cho bản thân ( vì giới thiệu đã quá dài rồi, phần tự tạo động lực này ai muốn chia sẽ thì liên hệ với mình mình chia sẽ cho :DD đảm bảo hiệu quả kaka ) . Bây giờ thì vào vấn đề chính thôi.

Ôn thi

Reading: thì cách đơn giản nhất là đọc báo bằng tiếng Anh của những tờ báo lớn như NY Times, Telegraph, Guardian, đây là những tờ báo lớn nên ngôn ngữ rất academic, nhiều idoms nhưng vẫn dễ hiểu chứ ko quá nhức đầu. Nếu ko thích thông tin quá nhức đầu thì vô chọn categories mình thích hoặc đơn giản là xem COVID news mỗi ngày. Mình thì pick những topic thú vị và nghiên cứu hết những case mình thích như các vụ lừa đảo trong giới startup ở silicon valley, vụ chạy trường IVY, các vụ bóc phốt trường top này nọ,các bí ẩn thuyết âm mưu tai nạn Titanic MH370 =)) những nơi chốn hay ho (nói kho điêu chứ có lần t đọc về các tòa nhà trên TG và trong sample test là bài L/R về London Eye/ Effiel Tower/ Taj Mahal vs cả pyramid nữa) hay mấy thứ về lịch sử hoàng gia, nhân chủng học với WW, dĩ nhiên mấy cái này thì ko có nhiều tài liệu tiếng Việt rồi. Ngoài ra thì còn reddit và quora nhưng nhớ pic những cái thread hàn lâm 1 chút =]]]. Nên dành thời gian mỗi ngày làm ít nhất 1 bài đọc, làm được cả 1 test thì sẽ tốt nhất. Làm xong thì xem lại, nghĩ kỹ vì sao đáp án lại như vậy và vì sao mình lại chọn như thế, phần này có bài trên mạng giải đáp khá kỹ có bài lủng củng mọi người có thể hỏi người có kinh nghiệm. Tài liệu luyện chính của mình là bộ Cam huyền thoại, mọi người hay khuyên làm ielts trainer hay recent actual test đọc khó hơn nhưng mình thấy cũng không cần thiết lắm, chủ yếu mình luyện tư duy với làm quen với dạng đề. Việc hiểu ra được vấn đề vì sao chọn đáp án sẽ quan trọng hơn là luyện đề nhiều và chỉ tích đúng sai.

Listening: mình cũng chỉ luyện bộ Cam thôi, mà luyện Cam thấy rất tiện luôn . Vì đi thi sẽ là mỗi người đeo tai nghe bluetooth nên mình cũng mô phỏng theo, mua 1 bé airpod hoặc các bạn chưa có điều kiện thì trên shopee có bản cái khoãng 100k vẫn dùng ok chán, bài nghe mình sẽ down từ youtube về sau đó kết nối bluetooth rồi ngồi làm như thi thật. Vì nguồn nghe của Cam trên youtube vừa dễ tìm, dễ down nên mình thấy cách này rất ổn. Với nghe thì cũng không nhất thiết cần mỗi ngày đều làm đề, quan trọng nhất vẫn là ở giai đoạn mới bắt đầu, các bạn cần LÀM ĐI LÀM LẠI 1 ĐỀ THẬT NHUẦN NHUYỄN, để nghe dc hết mọi ngóc ngách, hiểu được tường tận bài nghe cứ như vậy 1 thời gian thì 100% là các bạn sẽ tiến bộ lên theo từng ngày. mọi người cũng có thể nghe nhiều nguồn tiếng Anh khác xem như vlog, phim ( ko sub ) …. tùy sở thích, hoặc xem những vid hướng dẫn thi Ielts, kiến thức về những chủ đề hay thi như health, globalization, education… vừa tăng kiến thức nền vừa luyện nghe luôn. ( Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu thì ib mình mình sẽ giúp.

Writing: đây là kỹ năng mình dành nhiều thời gian nhất, phải luyện tập nhiều và kiên nhẫn chứ không có đường tắt. Nếu mọi người viết còn yếu thì nên học theo bài mẫu của thầy Simon, học lối tư duy với cách triển khai ý của thầy rất tốt luôn. 1 bài viết không cần quá nhiều ý, quan trọng là mình triển khai vấn đề như nào. Ví dụ như khi nói về vai trò của museum, đoạn nói về lợi ích educate thì có thể khai triển ra nó educate như nào, đối tượng educate, có gì khác so với những phương pháp educate khác blabla. Mọi người có thể tìm xem frame các dạng đề task 2 riêng, sau đó dựa trên khung dàn bài để phân tích theo bài mẫu. Mình có 1 quyển sổ để ghi lại những cấu trúc hay, những đoạn văn hay rồi đọc lại vào mấy hôm lười, hoặc rảnh rảnh thì lôi ra đọc. Mình hay đọc essay mẫu từ nhiều nguồn trên mạng, nhưng mọi người nên chọn lọc kỹ nhiều bài viết thấy lủng củng và cũng không thoát ý lắm, mình để link tài liệu dưới mọi người tham khảo vì mình in ra hết rồi mới ngồi phân tích nên bài mẫu cũng bị trộn lẫn nhiều. Với Viết thì nên viết mỗi ngày, có thể chia phần hôm viết intro hôm từng đoạn, hoặc hôm task 1 hôm task 2, nhưng nếu đã quyết định viết đủ bài thì phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn thời gian vì thiếu kết bài sẽ bị trừ điểm khá nặng. Làm vậy cũng giúp rèn được khả năng quản lý thời gian, và nếu có thêm thời gian soát lại thì càng tốt. Mình viết task 2 trước vì điểm nhiều hơn và task 1 dễ sa đà viết nhiều. Còn task 1 mọi người nên tìm đọc cuốn The complete guide to Task 1 writing của Phil Biggerton, mình học theo quyển đó và luyện viết theo tài liệu của ZIM là chính.

Speaking: mọi người tùy theo thời gian thi rồi lên google search bộ đề speaking theo quý đó để luyện theo, hoặc có thể tìm của quý trước rồi luyện dần vì mỗi quý cũng không thay đổi nhiều lắm đâu. Nản nhất chắc là part 2 rồi, nhưng mọi người đừng học thuộc hay học tủ mấy bài mẫu, làm thế chỉ càng nản hơn mà nếu khi thi không trúng đề tủ dễ bị tâm lý lắm. Mình nghĩ nên xem hết bộ đề, sẽ có mấy chủ đề rất là … thì nên có dàn ý trước sẽ ổn hơn, còn không thì cứ freestyle trước để quen với các topic đã, sau đó mới tự bấm giờ. Hôm mình thi không biết nói được bao lâu, nhưng thấy thầy không ngắt nên cứ cố thêm, xong chắc thầy cũng biết mình hết ý rồi nên bảo dừng . Vậy nên mình nghĩ vấn đề thời gian cũng không quá khắt khe đâu, chủ yếu vẫn là nội dung. Còn part 1 với 3 thì mình hay luyện rải rác trong ngày hơn, lâu lâu tự nhiên hứng lên nói mấy câu vui vui linh tinh ý . Ôn kiểu này bớt áp lực hơn hẳn vì mình bị lười nói, nói nghiêm túc là dễ nản lắm. Mình hay xem kênh English speaking success trên youtube để nâng vốn từ vựng với làm partner luyện với thầy luôn

ielts-dan-ki-thuat.jpg 1Đi thi

  • Mình thi ở IDP thấy cũng ok. Lúc thi viết có hẳn 2 cái đồng hồ, 1 cái đếm ngược đúng từng giây luôn nhưng các cô cũng sẽ thông báo khi còn 20p, 10p. Trước mình có đọc bài nhận xét là bên Hội đồng Anh chuyên nghiệp hơn nhưng mình thấy bên IDP ổn lắm, mọi người nên dựa vào độ thuận tiện để đăng ký địa điểm thi. Đèn bên BC mình không rõ lắm nhưng bên IDP là đèn trắng nha (vì mình dễ bị buồn ngủ dưới đèn vàng nên điểm này quan trọng lắm lun).
  • Chia sẻ chút lúc thi nghe vì là thi đầu tiên nên còn hơi hồi hộp, nhưng nếu đã lỡ rồi thì kệ luôn thôi, đừng mất bình tĩnh. Thi nghe yêu cầu tập trung cao độ 100% còn đọc với viết thì đầu óc được thư giãn hơn xíu nhưng cũng nên gắng làm nhanh để có thêm thời gian xem lại, tránh được mấy lỗi vặt.
  • Thầy chấm nói của mình nice lắm, cười nhiều nhẹ nhàng nên thi cũng thoải mái, mọi người bình tĩnh nói rõ ràng thì chắc sẽ ok thôi. Cứ nghĩ là mình đang trả tiền để chia sẻ suy nghĩ với 1 người lạ, kiểu tâm sự ý (mà đúng thế thật còn gì )

Vì mình tự ôn và đây là lần đầu thi đầu nên không được bài bản cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm lắm, mong giúp cả nhà bớt bỡ ngỡ. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc hết bài viết siêu dài này. Chúc cả nhà thi tốt!

Nguồn: FB Nguyễn Văn Kiệt

Share.

Leave A Reply