Những câu hỏi phỏng vấn khó của trường Harvard

0

SSDH – Hằng năm, có hơn 9.000 sinh viên trên toàn thế giới gửi thư xin du học MBA tại Havard và chỉ gần 2.000 trong số đó được chọn vào vòng phỏng vấn để lọc ra 900 suất danh giá nhất cho chiếc ghế MBA ở Havard.

 

Đối với những thí sinh thành công, vượt trên hơn 7000 sinh viên khác để lọt vào top 2000 người được phỏng vấn, ngày đến Havard và ngồi trước mặt ban tuyển sinh kì cựu là cả 1 sứ mệnh quan trọng trong cuộc đời. Chỉ những người thực sự chuẩn bị sẵn sàng mới được chào đón ở cánh cửa Havard. Vậy, những câu hỏi mà 1 thí sinh du học có thể nhận được là gì?

 

Thông thường ban tuyển sinh luôn chuẩn bị sẵn 1 ngân hàng các câu hỏi, được sử dụng linh hoạt cho từng trường hợp sinh viên cụ thể. Sẽ có những câu hỏi quen thuộc như: Tại sao bạn lại muốn học MBA? Điều gì khiến bạn chọn Havard? Hãy nói cho tôi nghe về bạn? Bạn nghĩ điều gì là thế mạnh của mình? Bạn đánh giá đâu là điểm yếu mà bạn cần cố gắng thêm?

 

Bên cạnh loạt những câu hỏi quen thuộc mà gần như 100% thí sinh du học đến với buổi phỏng vấn đều đã nằm lòng câu trả lời của riêng họ, các chuyên gia tuyển sinh của Havard còn đưa ra những câu hỏi “lạ”, không theo khuôn mẫu nào để giúp họ nhanh chóng đánh giá tính cách và độ sắc sảo của từng thí sinh tham gia phỏng vấn. Sau đây là một số chia sẻ từ những cựu sinh viên du học đã từng “vượt rào” để có tấm vé chính thức vào Havard:

 

 Tưởng tượng tôi chỉ là một đứa bé 8 tuổi, hãy nói cho tôi hiểu về công việc của bạn?

 

 Câu hỏi này đòi hỏi bạn phải có kĩ năng giải thích một cách đơn giản và ngắn gọn về công việc của mình bất kể nó phức tạp thế nào. Hãy tưởng tượng việc cố gắng giải thích cách sử dụng điện thoại thông minh cho bà nội của bạn. Điều các nhà tuyển dụng chờ đợi là khả năng phân tích, so sánh, liên kết với đời sống thường nhật. Hãy thoải mái, tự nhiên chứ đừng coi thường họ (vì họ mới có 8 tuổi).

 

 Hãy nói cho tôi nghe một điều mà bạn biết bạn sẽ chẳng bao giờ bằng được người khác?

 

 Đây là một câu hỏi khó mà các giáo sư sử dụng để xem chính bạn đánh giá và hiểu bản thân mình như thế nào. Nếu bạn trả lời là “chả có điều gì cả” thì hãy biết lập luận thật sâu sắc và thuyết phục, nếu không họ rất có thể sẽ nghĩ bạn là kẻ khoác lác và không  ý thức rõ ràng về bản thân. Có rất nhiều cách để trả lời câu hỏi này, đôi khi pha thêm một chút hài hước và dùng phép so sánh sẽ giúp bạn ăn điểm trong diễn đạt và thu hút sự chú ý từ họ.

 

 Hai lời khuyên có giá trị nhất với bạn là gì?

 

 Ở trường hợp này, điều họ muốn thấy là cách những người khác đã ảnh hưởng đến bạn và cách bạn bị ảnh hưởng như thế nào. Hãy luôn chuẩn bị vài câu chuyện, và hãy tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa những lời khuyên đó với thái độ sống, hành động, mục đích cũng như tính cách của bạn.

 

 Những câu hỏi phỏng vấn khó của trường Harvard

 

Bạn sẽ đối đầu với những quyết định lớn như thế nào?

 

Khi hỏi câu này, người tuyển sinh muốn hiểu được 2 thứ:

 

1- Tâm lý của bạn thế nào?

 

2- Cách tư duy và đưa ra quyết định của bạn ra sao, bạn có biết áp dụng những kiến thức lãnh đạo, bạn có tầm nhìn trong công việc hay không? Trong trường hợp này, thí sinh rất dễ ăn điểm bằng việc đưa ra một trường hợp cụ thể, phân tích vấn đề, dẫn dắt người nghe qua từng bước lập luận, qua đó thể hiện được cá tính và góc nhìn của mình về từng khía cạnh của câu chuyện đó.

 

Bố mẹ bạn miêu tả bạn ở tuổi 12 thế nào?

 

Câu hỏi này cũng giống như dạng câu hỏi “bạn bè miêu tả bạn thế nào?” – đấy là khi người nghe muốn biết bạn đánh giá bản thân như thế nào từ góc nhìn của người khác. Hãy chân thật, khiêm tốn nhưng luôn bộc lộ rõ phẩm chất của mình.

 

Điều gì về bạn mà tôi  không thể nhận ra được ngay cả khi đã đọc hết bộ hồ sơ của bạn?

 

Đây là lúc người phỏng vấn cho bạn cơ hội kể thêm 1 câu chuyện nữa về mình, vượt hơn cả những gì bạn ghi chép trong bộ hồ sơ tuyển sinh. Ở đây, bạn có thể bổ sung vài tình tiết thú vị về mình mà bạn chưa liệt kê ra hay chưa miêu tả rõ trong bộ hồ sơ bạn gửi tới Havard.

 

Bạn muốn tôi nhớ đến bạn về điều gì?

 

Trường hợp này cũng giống như khi bạn chỉ có 30s để nói về bản thân mà vẫn mong người nghe ấn tượng về bạn. Câu hỏi này đòi hỏi sự ngắn gọn, súc tích và cô đọng, nó không chỉ thể hiện việc bạn hiểu rất rõ bản thân mình, mà còn giúp người phỏng vấn nhận ra phong thái quyết tâm, sự chuẩn bị sẵn sàng của bạn.

 

Nguồn: Học Bổng Hay

Share.

Leave A Reply