SSDH – OSSD là từ viết tắt của Ontario Secondary School Diploma, tạm dịch Bằng Tú tài bang Ontario. Theo ý kiến chủ quan của người viết, OSSD là hệ thống THPT có cấu trúc đơn giản, dễ chuyển đổi và đễ hiểu. Đồng thời, OSSD được các trường đại học trên thế giới công nhận ngang IB và A-level.
Chương trình THPT Canada ở hầu hết các bang bắt đầu từ năm lớp 9 và kết thúc vào năm lớp 12; tuy nhiên, với hệ thống học tín chỉ linh hoạt, có nhiều trường hợp các bạn có trình độ tiếng Anh cao hoặc học nhanh sẽ hoàn thành số tín chỉ yêu cầu và đủ điều kiện được tốt nghiệp THPT & chuyển tiếp bậc học cao hơn sớm hơn độ tuổi trung bình (18 tuổi).
Để hoàn thành OSSD, học sinh cần đạt được:
- 18 tín chỉ bắt buộc
- 12 tín chỉ tự chọn
- 40 giờ hoạt động cộng đồng (chia đều cho 4 năm học, có nghĩa là nếu bạn học 02 năm THPT thì bạn cần 20 giờ hoạt động cộng đồng)
- Bài thi Literacy của bang OSSLT (học sinh cũng có thể lựa chọn học Ontario Literacy Course như một tín chỉ thay vì làm bài thi)
Ơn dời, nhờ có hệ thống chuyển đổi tín chỉ, mà học sinh chuyển từ các bang khác hoặc nước khác sẽ được công nhận một số môn đã học và trừ vào tổng số tín chỉ yêu cầu của bang Ontario. Điều đó cũng giúp cho du học sinh tại Ontario có thể LẤY BẰNG TÚ TÀI TRONG 1 NĂM dễ dàng. Điều đó cũng giải thích về việc học sinh học THPT tại Canada KHÔNG CẦN CHỨNG CHỈ IELTS, trình độ tiếng Anh của bạn càng cao thì bạn càng được trừ nhiều tín chỉ trong số tín chỉ cần hoàn thành (tiết kiệm tiền cho ba mẹ đó).
(Liên hệ người viết, tức là tui, đại diện Braemar College để được hỗ trợ thêm về hình thức chuyển đổi và hướng dẫn lộ trình tốt nghiệp trong 1 năm nhé ahihi)
Chương trình THPT của Canada đào tạo kết quả đầu ra kép, có nghĩa ngoài việc công nhận học sinh đủ điều kiện tốt nghiệp THPT, OSSD còn cung cấp cho học sinh những môn học (tín chỉ) phục vụ cho đầu ra, vd: vào đại học, vào cao đẳng, chuẩn bị ra nghề hay “học cho vui”
Cùng là môn Toán lớp 12, nhưng Toán 4U (University) sẽ khác Toán 4C (College) các bạn nha.
Để giúp các bạn giải mã code khi nhìn thời khoá biểu và lựa chọn môn phù hợp với đầu ra mong muốn, sau đây là cách các môn học được “mã hoá”: (tham khảo thêm ảnh minh hoạ)
ENG 4 U 1
3 chữ cái viết hoa đầu tiên: Tên viết tắt môn học và chuyên ngành
Số 1,2,3,4 tiếp theo: tương đương lớp 9,10,11,12
Chữ cái viết hoa cuối cùng: Loại hình khoá học (tức, kết quả đầu ra, vd U = University Preparation)
1 ở cuối: số của hội đồng trường để phân loại khoá học (ko cần nhớ)
Chúng ta cùng thực hành đọc code một chút nào
BAT 4 M 1
BAT: Financial Accounting Principals (nằm trong nhóm ngành Business Studies)
4: Lớp 12
M: University/College Preparation (dù lên đại học hay cao đẳng đều được chấp nhận)
1: again, không cần nhớ
HZT 4 U 1
HZT: Philosophy (nằm trong nhóm ngành Social Sciences and Humanities)
4: Lớp 12
U: University Preparation
1: không cần nhớ
Bạn thấy sao, có bản đồ giải mã cũng đỡ hơn đúng không nào?
Nhưng thật ra bạn cũng không cần quá bận tâm đâu, nếu bạn là học sinh của Braemar College thì đã có một đội ngũ các thầy cô Guidance giúp bạn chọn môn, chọn ngành và việc của bạn chỉ là học hành chăm chỉ, tận dụng tối đa cơ hội và tiến về phía trước thôiii
Xem thêm các ảnh minh hoạ trong bài về gợi ý chọn môn theo chuyên ngành, file được chuẩn bị bởi Braemar College, vui lòng ghi nguồn khi trích dẫn
Hoặc tham khảo link về cách chọn môn theo nhóm ngành tại: https://braemarcollege.com/braemar…/online-pathways/…
SSDH Team