Sự khác biệt của PTTH Mỹ và Việt Nam

0

SSDH – Du học Mỹ bậc trung học là một cơ hội giáo dục lớn và đột phá đối với các bạn trẻ tuổi teen. Tham dự một chương trình trung học tiêu chuẩn tại Mỹ chính là bước đệm để các bạn học sinh quốc tế thành công tại môi trường giáo dục đại học danh tiếng của “xứ sở cờ hoa” cũng như con đường sự nghiệp sau này.

Nước Mỹ có khoảng 26.407 trường trung học công lập và 10.693 trường trung học tư thục. Các trường được phân bố từ California đến Massachusetts, ở các thành phố lớn cho đến những vùng nông thôn yên bình. Trên thực tế, học sinh quốc tế thường có lợi thế hơn khi chọn theo học tại các trường tư thục. Tuy nhiên, các bạn vẫn có rất nhiều lựa chọn về trường và khóa học từ các chương trình trao đổi văn hoá kéo dài một năm cho đến các chương trình học thuật mạnh mẽ. Tất cả sẽ mang lại cho học viên những lợi thế cạnh tranh lớn khi đứng trước cánh cửa vào các trường đại học đẳng cấp thế giới.

33

Cách phân biệt giữa 2 chương trình THPT Mỹ và Việt Nam:

Dưới đây là những điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 chương trình trung học phổ thông của Mỹ và Việt Nam:

Các điểm đặc trưng  Việt Nam  Mỹ
Lộ trình Lớp: 10, 11, 12 Lớp: 9, 10, 11, 12
Số môn học Có 13 môn bắt buộc/1 năm (2 kỳ). Trong đó:

  • Lý, Hóa, Sinh là bắt buộc học đủ cả 3 môn
  • Sử, Địa cũng là 2 môn bắt buộc
Có 4 môn bắt buộc/1 kỳ. Tổng 8 môn bắt buộc/1 năm (2 kỳ). Trong đó:

  • Có những môn học thiết thực giúp ích cho học sinh
  • Lựa chọn 1 trong 3 môn: Lý, Hóa, Sinh (thuộc môn Khoa Học)
  • Các nội dung Sử và Địa thường được gộp chung trong môn Nghiên cứu xã hội.
  • Có môn học lựa chọn tùy theo sở thích và nhu cầu của học sinh để nâng cao kỹ năng và kiến thức mà học sinh quan tâm
Thời gian học Chia theo ca sáng/chiều và học thêm vào buổi tối. Từ 8g30 sáng đến 3g30 chiều/ mỗi ngày.
Hình thức tốt nghiệp Thi tốt nghiệp theo học trình đã học. Xét tốt nghiệp từ điểm tổng kết của các môn học bắt buộc. HS giảm được nhiều áp lực của kỳ thi tốt nghiệp.

Những đặc trưng nổi bật chỉ có ở THPT MỸ:

Tổ chức môn học linh hoạt

Chương trình giảng dạy cho học viên trung học ở Mỹ thường có sự khác biệt giữa các bang. Tuy nhiên, hầu như tất cả các trường trung học tại đây đều bao gồm các môn học cốt lõi như:

  • Tiếng Anh hoặc Ngôn ngữ học
  • Khoa học
  • Toán học
  • Nghiên cứu Xã hội

Trong đó, các lớp Khoa học thường bao gồm 3 lĩnh vực là Sinh học, Hóa học và Vật lý. Về Toán học, học viên sẽ được học các nội dung về tiền đại số, đại số I, đại số II, hình học và lượng giác. Các lớp học Nghiên cứu Xã hội sẽ được lồng ghép các nội dung Sử và Địa một cách thích hợp. Thêm vào đó, học viên còn được tiếp cận những nội dung xã hội lý thú khác như kinh tế, chính trị, tài chính… Riêng về ngôn ngữ, ngoài tiếng Anh, học viên trung học tại Mỹ cũng có thể được học thêm tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, và thậm chí một số ngôn ngữ Châu Á đặc biệt. Thêm vào đó, các lớp học về Thể dục cũng thường được xem là môn học bắt buộc ở nhiều trường.

Cùng với các môn học chính, học viên sẽ có từ 2 đến 4 môn học tự chọn hoặc các lớp học bổ sung hoặc cải thiện. Các trường sẽ thiết lập ra số tín chỉ bắt buộc, trong đó học viên được phép lựa chọn rất nhiều khóa học từ sau lớp 10. Do đó, một số học viên cũng bắt đầu học Toán và Khoa học cao cấp ngay từ bậc trung học.

Các môn tự chọn

Các trường trung học tại Mỹ thường cung cấp nhiều khóa học tự chọn, mặc dù tính sẵn có của các khóa học này phụ thuộc vào tình hình tài chính của mỗi trường. Sau đây là các loại môn học tự chọn phổ biến, bao gồm:

  • Nghệ thuật thị giác (vẽ, điêu khắc, sơn, nhiếp ảnh, nghiên cứu điện ảnh và lịch sử nghệ thuật)
  • Biểu diễn (dàn hợp xướng, kịch, ban nhạc, dàn nhạc, khiêu vũ, guitar)
  • Dạy nghề (chế biến gỗ, gia công kim loại, soạn thảo bằng máy tính, sửa chữa ô tô,…)
  • Khoa học máy tính/công nghệ thông tin (xử lý văn bản, lập trình máy tính, thiết kế đồ họa, câu lạc bộ máy tính, thiết kế web và lập trình web, thiết kế trò chơi video, sản xuất âm nhạc, sản xuất phim…)
  • Các ngôn ngữ nước ngoài (tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha phổ biến, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Hy Lạp, tiếng Latin, tiếng Hàn, tiếng Hà Lan và tiếng Bồ Đào Nha ít phổ biến hơn, mặc dù hai ngôn ngữ này đang trở nên phổ biến)
  • Giáo dục Kinh doanh (Kế toán, Tài chính, Kinh doanh, Marketing…)

Lớp học đặc biệt:

Hầu hết các trường trung học đều có lớp học năng khiếu dành cho sinh viên có kết quả học tập xuất sắc. Các lớp học đặc biệt này thường có chất lượng giáo dục cao hơn và được nhiều học sinh mong muốn theo học. Cụ thể, trong các lớp học năng khiếu, các bạn học viên không những được khám phá kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực mình đam mê mà còn được tích luyc môt khoản tín chỉ kha khá để chuyển đổi khi bước vào đại học. Một trong những ưu thế quan trọng nhất mà lớp học năng khiếu mang lại cho các học viên nhỏ tuổi là sự định hướng nghề nghiệp chính xác và kịp thời.

Đa dạng mô hình trường

Không chỉ có mô hình trường tư thục, công lập và tôn giáo, hệ thống trung học Mỹ còn có thêm các trường trung học chuẩn bị đại học. Điển hình như Học viện Trung học CATS Academy Boston ở bang Massachusetts. Bên cạnh đó, học sinh ở bậc trung học tại Mỹ còn có hình thức giáo dục tại nhà Home schooling. Ước tính có khoảng 2 triệu đến 2,9% trẻ em Mỹ đang được giáo dục ở nhà. Home Schooling được cho là hợp pháp ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ và cha mẹ được quyền sắp xếp việc học của con em mình tại gia thay vì đưa trẻ đến trường.

Tại sao bạn nên cho trẻ đi du học Mỹ bậc trung học phổ thông?

Nếu đợi cho trẻ hoàn thành xong chương trình THPT mới bắt đầu đi du học Mỹ, các gia đình Việt sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, nhiều gia đình tại Việt Nam vẫn chọn lộ trình du học sớm cho con em của mình để tận dụng những cơ hội và lợi thế sau:

Được cấp visa du học Mỹ dễ dàng hơn: Thông thường, học sinh tuổi dưới 18 sẽ được Lãnh sự quán cấp visa du học Mỹ một cách khá là dễ dàng do các em có quá trình học tập liên tục. Bên cạnh đó, các em cũng không bắt buộc có các chứng chỉ Anh ngữ quốc tế như IELTS hoặc TOEFL như du học sinh bậc cao. Thêm nữa, những em đã được cấp visa F1 để đi học bậc trung học ngay từ đầu sẽ không cần quay về Việt Nam để phỏng vấn cấp lại visa nữa khi muốn học lên bậc đại học. Đây là điểm thuận tiện mà du học sinh đi theo diện giao lưu văn hóa không có được.

Hòa nhập sớm và toàn diện: Ở lứa tuổi trung học, các em có khả năng thích nghi, hội nhập cao với môi trường học tập, văn hóa của Mỹ. Đồng thời, trong lúc học trung học, các em cũng có thời gian chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, kiến thức và cả điểm số để được nhận vào các trường đại học và ngành học theo đúng như nguyện vọng của mình. Chưa kể là việc hòa nhập sớm còn là yếu tố cần thiết để các em thành công trong quá trình học đại học và cả trong sự nghiệp sau này.

Cơ hội có được học bổng cao: Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn du học tại Mỹ sau khi tốt nghiệp trung học tại Việt Nam thì HSSV rất khó có thể xin được học bổng hoặc vay hỗ trợ từ chính phủ để giải quyết nỗi lo về chi phí đắt đỏ tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Nhưng với tấm bằng trung học phổ thông tại Mỹ, các bạn có thể thuận lợi bước vào môi trường giáo dục bậc cao tại Mỹ hoặc các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến khác Anh, Úc, Canada… và trở thành chủ nhân của các suất học bổng khuyến học của chính phủ các nước này.

Dễ dàng định cư: Những bạn sớm du học Mỹ từ độ tuổi trung học sẽ càng dễ định cư lại Mỹ hơn nếu bạn có ý định đó. Bởi lẽ, việc định cư sẽ càng dễ dàng khi thời gian lưu trú ở Mỹ càng lâu. Nước Mỹ luôn đón chào những người lao động có tay nghề có mong muốn ở lại sau nhiều năm học tập tại đây. Hi vọng bài viết của du học INEC đã cho bạn hiểu hơn về sự khác nhau giữa giáo dục Phổng thông Mỹ và Việt Nam. Chúc các bạn thành công.

SSDH Team

Share.

Leave A Reply