Tại sao bạn nên chọn Business Intelligence Analyst?

0

Sẵn sàng du hoc – Bạn đã tốt nghiệp ĐH và muốn tiếp tục đi du học vì bạn đang chưa ưng công việc hiện tại và tìm kiếm cơ hội mới? Bạn đang định hướng tiếp nghề nghiệp cho tương lai và muốn đi du học.

Hãy thử cùng SSDH tìm hiểu ngành Business Intelligence Analyst và cân nhắc xem có phù hợp với mình không? Nếu phù hợp thì triển thôi. Hãy đọc những chia sẻ dưới đây của bạn Hoàng Quang Hiếu, đang ở Úc và đã lựa chọn ngành này mặc dù từ đầu Quang Hiếu học ngành khác. SSDH hi vọng các bạn sẽ tìm được hướng đi cho bản thân mình.

Business Intelligence Analyst

1. NGHỀ BUSINESS INTELLIGENCE ANALYST LÀ GÌ? 

Có thể các bạn sẽ nghe đến Data Analyst (DA) nhiều hơn. Nhưng với mình thì về mặc bản chất 2 ngành này khá giống nhau. Mình sẽ không đi sâu phân tích sự khác nhau của chúng trong bài này. Nhưng nội dung bài này có thể áp dụng cho cả 2 ngành BI & DA.

Cho những ai chưa biết gì về ngành này thì đây là công việc chuyên đi phân tích dữ liệu của doanh nghiệp và chuyển đổi chúng thành những thông tin hữu ích (actionable insights) giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định hiệu quả hơn.

Vì các doanh nghiệp tương đối lớn một chút sẽ có rất nhiều loại dữ liệu khác nhau mà chúng ta khó có thể xử lý chỉ bằng những file Excel như trước đây. Dữ liệu này đến từ các hệ thống CRM, ERP, Facebook, Google, Marketing Campaign, Sales, … Vậy nên gần như mọi doanh nghiệp đều cần đến những BI/DA để phân tích những dữ liệu này. Ở cấp độ cao hơn thì sẽ cần đến những Data Scientist để xây dựng các mô hình về Prediction, Recommendation, Segmentation, … cho doanh nghiệp.

Một khi doanh nghiệp nhận ra được giá trị của Data, thì data nó sẽ trở thành Backbone (sức mạnh cốt lõi) của gần như mọi quyết định được đưa ra.

2. TẠI SAO NÊN LÀM BI ANALYST? 

Business Intelligence Analyst là công việc liên quan đến IT nhưng không như những ngành IT khác, nó yêu cầu khá ít về kỹ năng lập trình. Thay vào đó nó sẽ yêu cầu bạn có một sự kết hợp giữa kiến thức về domain knowledge, kỹ năng giao tiếp, phân tích và lập trình.

Công việc của BI thường chỉ tầm 50% là cho xử lý và chuẩn bị dữ liệu (khâu lập trình), 30% là cho phân tích và thiết kế báo cáo (BI tools), còn lại 20% là họp hành, học tập với ăn chơi các kiểu. Không như nhiều việc IT khác, họ dành đến gần như 70-90% thời gian cho lập trình.

Kỹ năng lập trình: nếu làm BI các bạn không hẳn là lập trình mà là sử dụng ngôn ngữ truy vấn dữ liệu là chính (SQL). Nó đơn giản hơn hẳn so với các ngôn ngữ lập trình như Python, R, Java hay C#.

Kỹ năng phân tích: bạn sẽ cần đến BI tools nhưng hơn 50% là Click, Drag & Drop.

Đây chính là lý do mình tin mọi người đều có thể học được dù không có Background về IT.

Chính vì tính chất công việc cần giao tiếp nhiều với các phòng ban khác nhau, các bạn sẽ luôn học được những kiến thức mới, làm việc với những con người mới và bạn còn có thể thỏa thích sáng tạo các sản phẩm của mình.

Bạn cũng sẽ trở thành một người khá nổi tiếng trong cty vì gần như mọi bộ phận đều sẽ cần đến data ở một mức độ nào đó => mở rộng mối quan hệ.

  • Trên hết đó là mức lương khá hấp dẫn. Với các vị trí Entry Level, nếu bạn có những skills cần thiết, bạn hoàn toàn có thể có mức offer từ $60,000+ thậm chí là $70,000+. Ở Úc, mức lương trung bình cho người có 1 năm kinh nghiệm là ~$70,000+.
  • Cơ hội thăng tiến cũng rất nhiều vì nhu cầu về Data ngày một tăng mạnh, không chỉ Úc mà toàn thế giới. Bạn cũng có thể dần chuyển hướng sang Data Scientist nếu thật sự muốn. Đây cũng là định hướng của mình trong năm tới.

3. MÌNH HỌC KINH TẾ CÓ LÀM ĐƯỢC KHÔNG?

Dù bạn có đang học tài chính hay kế toán, Marketing hay gì đi nữa, câu trả lời vẫn là “Yes! You can.” Bạn hoàn toàn có thể chuyển ngành nếu bạn thực sự muốn. Bạn cũng KHÔNG cần phải có các bằng cấp về IT hay data mới làm được ngành này.

Điển hình là 2 đồng nghiệp của mình có học về Hóa Học và kĩ sư dân dụng. Còn mình thì tuy học IT nhưng chả có gì liên quan đến data, chỉ có kinh nghiệm phục vụ nhà hàng. Trường học chỉ toàn lý thuyết và không dùng được gì.

Toàn bộ kỹ năng đều đến từ tự học thêm ngoài giờ mà có. Vậy nên bạn cùng đừng quá lo ngại chuyện background của mình.

4. VẬY CÔNG VIỆC CỦA BI ANALYST LÀ GÌ?

Để cho dễ hiểu, mình sẽ lấy một ví dụ cụ thể như sau.

Ở VN, công ty như VinaMilk có hàng triệu khách hàng và hàng ngàn đại lý khắp cả nước. Đến cuối tháng hay quý, các nhà quản lý muốn biết tình hình kinh doanh của VinaMilk tại các thị trường như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng như thế nào để đưa ra các chiến lược hợp lý.

Họ bắt đầu hỏi:

  • Cần thêm bao nhiêu con bò  để cung cấp đủ sữa cho cả năm?
  • Cho  nghe nhạc có thật sự giúp tăng lượng sữa?
  • Tăng trưởng tại từng thị trường như thế nào, tăng hay giảm và tại sao?
  • Xu hướng và sở thích của khách hàng tại các khu vực khác nhau ra sao?

Tùy vị trí và phòng ban, các câu hỏi sẽ rất khác nhau. Không chỉ riêng dành cho các quản lý mà tất cả nhân viên đều có những câu hỏi riêng.

Ví dụ như nhân viên bán hàng, họ sẽ quan tâm đến

  • chỉ tiêu của tháng này như thế nào
  • khách hàng của họ ra sao để có thể chăm sóc kỹ hơn
  • tháng này có bao nhiêu hợp đồng mới/hết hạn

Công việc của những BI là thu thập và sắp xếp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó là xây dựng các báo cáo trả lời cho những câu hỏi trên. Xây dựng báo là lúc bạn sử dụng kỹ năng về phân tích, thiết kế và tự do sáng tạo của mình.

Điều quan trọng là mình tin bạn cũng hoàn toàn có thể làm được dù bạn là ai đi nữa. Chúc các bạn thành công!

SSDH team

Share.

Leave A Reply