Tất tần tật chuyện tiền nong du học Mỹ bậc cử nhân (phần 3)

0

SSDH – Tiếp theo phần 1 và phần 2 của chuỗi bài viết này, mời các bạn đón xem phần 3 tựa đề “9 mẹo về tài chính khi nộp đơn du học Mỹ”. Qua ba phần, SSDH hi vọng bạn sẽ dự tính và chọn được điểm đến phù hợp với điều kiện của mình.

  1. Du học Mỹ tốn rất nhiều tiền
  2. Đạt học bổng Mỹ rất dễ
  3. Nhưng đạt học bổng toàn phần cực kỳ khó
  4. Những trường yêu cầu CSS Profile (hồ sơ CSS) là những trường có cho hỗ trợ tài chính
  5. Khả năng đóng càng cao, lựa chọn trường càng nhiều
  6. Những đại học xếp hạng cao nhất là những trường cho nhiều tiền nhất
  7. Trường mắc nhiều lúc rẻ hơn trường rẻ
  8. Đại học Mỹ ưu tiên cho tiền học sinh năm nhất và nộp đơn nhập học cho mùa thu
  9. Ở bậc cử nhân, lựa chọn ngành ít khi ảnh hưởng đến số tiền mình nhận từ trường

(Hồ sơ CSS là một ứng dụng hỗ trợ tài chính được sử dụng bởi khoảng 400 trường cao đẳng. Ứng dụng cung cấp một bức tranh chân dung tổng thể về nhu cầu tài chính để hỗ trợ tài chính phi liên bang (chẳng hạn như viện trợ không hoàn lại của tổ chức) có thể được trao tương ứng hoặc chúng có thể hướng đến các học bổng cụ thể có sẵn tại trường cho sinh viên.)

tat tan tat tien du hoc my bac dai hoc

1. Du học Mỹ tốn rất nhiều tiền

“Học sinh A nhận được học bổng Mỹ với trị giá 3 tỷ đồng,” “Học sinh B giành được học bổng 160.000 USD.” Mỗi tháng 4 và tháng 5 bạn thường thấy các tờ báo Thanh Niên, VnExpress, VietnamNet rất nhiều. Chúng ta cùng zoom vào xem cụ thể nếu đạt được học bổng sẽ học và đóng phí ra sao để mọi người hình dung xem du học Mỹ bạn sẽ chi bao nhiêu tiền.

Ví dụ, trong trường hợp của bạn B giành được học bổng 160,000USD; đây là học bổng cho cả 4 năm, tức mỗi năm bạn ấy nhận được 40,000 USD. Nhưng tổng chi phí của một trường có thể lên đến 75,000 USD /năm hoặc 80,000 USD /năm, như các Notre Dame, Vanderbilt, và Duke trong phần 1. Điều đó đồng nghĩa với việc gia đình của học sinh này phải đóng ít nhất 75,000 USD  – 40,000 USD = 35,000 USD /năm cho học phí và ăn ở, một khoản tiền không hề nhỏ so với thu nhập trung bình của các gia đình Việt Nam. Giá trị của học bổng 160,000 USD nghe cao thật; nếu quy ra tiền Việt là con số rất lớn 160,000 USD * 22.000 = “học bổng 3,5 tỷ đồng!” Nhưng đừng để hoa mắt bởi con số đó, vì tổng chi phí của các đại học Mỹ đứng đầu thế giới. Điều quan trọng và đáng quan tâm là gia đình sẽ đóng bao nhiêu tiền một năm.

2. Đạt học bổng Mỹ rất dễ

Trong phần 1, các độc giả thấy tổng chi phí của nhiều trường Mỹ trông thực sự khủng khiếp, như từ 70 Đạt học bổng Mỹ rất dễ/năm trở lên. Nhưng trên thực tế, đây là giá tham khảo (sticker price), và rất ít người trả giá tham khảo. Thường chỉ có những gia đình Mỹ với thu nhập đứng top 10% ở Mỹ mới có thể trả 70,000 USD /năm cho con cái. Đại học Mỹ thường cho rất nhiều học bổng cho các thí sinh, cả Mỹ lẫn quốc tế, để vận động họ chọn trường ấy. Việc nhận được học bổng 20,000 USD hoặc 30,000 USD/năm là bình thường. Thậm chí nhiều trường còn có học bổng tự động cho học sinh quốc tế, đậu vô là đã hỗ trợ tiền.

Câu hỏi chỉ là số tiền nhận được có đủ để gửi con đi học không? Câu trả lời phụ thuộc vào các yếu tố sau: khả năng hàn lâm, hồ sơ hoạt động ngoại khóa, chất lượng thư giới thiệu, điểm số của các bài thi chuẩn hóa, có chọn đúng trường cho bạn nhiều tiền không…

Nói chung, nộp đơn học đại học Mỹ cũng giống như đi mua xe second-hand ở đây. Cái giá người bán trưng bày là giá để người mua thương lượng xuống. Chỉ có những người dư dả mới mua xe giá gốc, không phải mất sức trả giá. Đối với những gia đình không giàu bằng, mình phải dùng nhiều chiến lược khác nhau để mặc cả cho đủ tiền để học. Hãy nghiên cứu chiến lược để đạt được ước mong của mình. Bạn không dư dả nhưng vẫn có thể bước trên con đường có hoa.

3. Nhưng đạt học bổng toàn phần cực kỳ khó

Đa số những loại học bổng này không công bố điểm sàn hoặc các điều kiện khác. Họ chỉ nói mơ hồ trong 3-5 câu là họ đòi hỏi ứng cử viên phải có thành tích hàn lâm xuất sắc, hoạt động ngoại khóa đóng góp cho xã hội, và kinh nghiệm lãnh đạo nổi bật. Bạn có thể dịch ra là điểm GPA > 9.0, SAT > 1500, vài giải học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế, làm việc trong các câu lạc bộ ở vị trí lãnh đạo, viết luận tốt thể hiện hoài bão của bản thân.

Ví dụ học bổng toàn phần ??????? ????? ??̉? ???????? ?????????? (https://bit.ly/3y43WDP). Tiêu chí họ chọn người thắng cuộc là “thành tích hàn lâm, tính ham học, mức độ kỷ luật và cam kết cao, cá tính mạnh mẻ, hoạt động ngoại khóa, đặc biệt hoạt động cộng đồng, và khả năng Anh ngữ.” Đọc xong mình vẫn không rõ họ muốn cụ thể cái gì. Đơn giản bởi vì hồ sơ nộp vào đại học Mỹ nói chung, và các học bổng toàn phần nói riêng, được đánh giá một cách toàn diện, chứ không chỉ dựa vào điểm số, hoặc những yếu tố có thể cân đo đong đếm. Không phải ai cũng có tất cả những yếu tố này nên việc học sinh quốc tế lẫn Việt Nam đạt được học bổng toàn phần là cực kì hiếm.

Các bạn có thể đặt mục tiêu đạt học bổng toàn phần, nhưng đừng lấy đó làm mục tiêu duy nhất, vì khả năng lấy được rất thấp. Mỗi năm học sinh quốc tế nhận được học bổng toàn phần có lẽ được vài chục người. Học sinh Việt Nam chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bạn cần chuẩn bị một kế hoạch phụ: nộp vào những trường không cho hết, nhưng cho nhiều để gia đình chỉ phải đóng một khoảng vừa phải. Mơ mộng về học bổng toàn phần không có gì sai, nhưng phải thực tiễn. Hồi xưa mình cũng mơ tưởng về full-ride, nhưng đã chuẩn bị kế hoạch B. May mắn thay mình thành công với Notre Dame nên 2 năm học thạc sỹ không những không tốn đồng nào mà còn được trả tiền để học.

4. Những trường yêu cầu CSS Profile là những trường có cho hỗ trợ tài chính

Hỗ trợ tài chính (need-based financial aid) nghĩa là trường cho mình tiền dựa trên khả năng tài chính của gia đình. Để trường biết nhà mình cần bao nhiêu để học, họ cần biết chi tiết tình hình tài chính của gia đình để đánh giá, tức là họ cần biết thu nhập, chi tiêu, tiền tiết kiệm, tài sản, giá trị các khoản đầu tư, vân vân. CSS Profile (https://bit.ly/2WgaQso) là một đơn tài chính thuộc College Board mình dùng để điền vào các thông tin này. Nếu một trường bạn muốn nộp vào có yêu cầu học sinh quốc tế gửi CSS Profile, nó đồng nghĩa với việc trường ấy có trao hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế. Một số ví dụ gồm:

Một số trường cho phép bạn nộp đơn International Student Financial Aid Application (ISFAA) thay vì nộp CSS Profile, bởi vì ISFAA nộp miễn phí, còn CSS Profile thì phải trả tiền (trường đầu phải đóng 25 USD, tất cả những trường sau mỗi trường tồn 16 USD). Một số trường có đơn tài chính riêng dựa trên ISFAA, cũng được phép nộp miễn phí.

5. Khả năng đóng càng cao, lựa chọn trường càng nhiều

Mỗi trường Mỹ thường có một mức đóng sàn cho học sinh quốc tế. Đôi khi họ công bố con số này trên website, thường thì không. Ví dụ, Union College là một trong những trường hiếm khi khá minh bạch về việc này, nói rằng họ chỉ cân nhắc hồ sơ của những học sinh quốc tế có thể trả 7.500 USD/năm cho học phí và ăn ở trở lên (https://bit.ly/389ga3q). Những trường khác thì chỉ nói mơ hồ là trường có ít tiền cho học sinh quốc tế và độ cạnh tranh cho hỗ trợ tài chính rất cao. Vì Khương đã tư vấn một thời gian, nên Khương biết mức đóng sàn của khá nhiều trường. Khương gợi ý rằng nếu khả năng chi trả mỗi năm của gia đình rơi vào những khoản sau, hay cân nhắc các trường này:

  • ??.??? ??? / ??̆? ???̛̉ ??̂?: UCLA, Georgia Tech, Carnegie Mellon University
  • ??.??? – ??.??? ??? / ??̆?: University of Washington, College of William & Mary, University of Maryland – College Park
  • ??.??? – ??.??? ??? / ??̆?: University of Massachusetts – Amherst, University of Minnesota – Twin Cities, George Mason University
  • ??.??? – ??.??? ??? / ??̆?: Cornell College, Clark University, University of Miami
  • ??.??? – ??.??? ??? / ??̆?: Smith College, Wabash College, Rhodes College
  • ??.??? – ??.??? ??? / ??̆?: Bates College, Pitzer College, University of Notre Dame
  • ??̛?̛́? ??.??? ??? / ??̆?: Williams College, Harvard University, Pomona College

Các bạn lưu ý rằng những mức đóng sàn này mỗi năm mỗi đổi một chút, và dựa vào kinh nghiệm của bản thân Khương hỗ trợ học sinh của mình và số liệu thống kê từ mỗi trường. Như các bạn thấy, khả năng đóng càng thấp, bạn chỉ còn nước nộp vào những trường cực kì khó vào.

?. ???̛̃?? đ?̣? ??̣? ???? ???́ ???̂́?, ??̂́? ??̣?? ??? ???̂́?, ???́ ??̀? ???̂́? ??̃?? ???̛?̛̀?? ??̀ ???̛̃?? ???̛?̛̀?? ??̀? ???́?? ???̂́? đ?̂́? ??̛́? ???? ???̂? ???̂́? ??̂́

Những trường xếp hạng rất cao trên bảng xếp hạng của US News đạt được điều đó nhờ vào việc họ đầu tư mạnh vào chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng, và đội ngũ giáo sư hàng đầu thế giới. Đồng thời họ cũng có kinh phí để trang trải cho những sinh viên tài năng nhất từ mọi quốc gia đến học, khiến xếp hạng của họ được giữ vững qua hàng năm. Khương lấy ví dụ, quỹ đầu tư (endowment fund) của Harvard là 40 tỷ USD, tương đương với chi tiêu hàng năm của chính phủ Việt Nam, và GDP của những quốc gia sau: Jordan, Azerbaijan, Tunisia. Với số tiền khủng này, Harvard và những trường tương tự có thể trao hỗ trợ tài chính cho bất cứ học sinh nào trên thế giới có khả năng học ở đó.

7. Trường mắc nhiều lúc rẻ hơn trường rẻ

Nhiều người phạm sai lầm chỉ chủ ý giá tham khảo (sticker price) nên thường bị sốc bởi tổng chi phí của các trường tư, thường dao động từ 60,000 USD/năm – 70,000 USD/năm. Thế nên họ chỉ nộp vào trường công, với tổng chi phí ở mức 50,000 USD /năm. Thực sự, trường tư trên lý thuyết mắc hơn thật, nhưng cũng cho tiền nhiều hơn trường công rất nhiều, đến mức nhiều lúc số tiền gia đình đóng ở trường tư thấp hơn nếu con cái học ở trường công. Ví dụ, Indiana University (IU), một trường công, có tổng chi phí là 52,000 USD /năm, nhưng họ thường chỉ cho học sinh quốc tế 7,000 USD /năm, tức gia đình đóng 45,000 USD /năm. Trong khi đó, Texas Christian University, một trường tư, có tổng chi phí lên đến 71,000 USD /năm, nhưng họ thường xuyên cho học sinh quốc tế tận 40,000 USD /năm, tức đóng tầm 31,000 USD /năm, thấp hơn hẳn mức đóng cho IU.

Trường công, vì bị hạn chế bởi luật của tiểu bang, phải ưu tiên học sinh nội địa. do ngân sách của họ đến từ thuế của dân. Họ có thể có một số học bổng cho học sinh quốc tế, nhưng rất giới hạn, và gần như không bao giờ có hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế. Nhiều trường công còn có chính sách không cho học sinh quốc tế đồng nào cả, ví dụ gồm: UCLA, UC-Berkeley, University of Virginia, University of Georgia, Penn State, University of Michigan.

?. Đại học Mỹ ưu tiên cho cho tiền học sinh năm nhất và nộp đơn nhập học cho mùa thu.

Học sinh năm nhất (freshman hoặc first-year student) là những bạn bắt đầu học từ năm nhất đại học. Những bạn tốt nghiệp lớp 12, cũng như những bạn gap year, đều có thể nộp dưới dạng freshman. Ngược lại, những bạn học từ một đại học này, chuyển sang đại học khác, được gọi là học sinh chuyển tiếp (transfer student). Tựu chung, đại học Mỹ ưu tiên về mặt tài chính đối với học sinh năm nhất hơn là học sinh chuyển tiếp, tức là học sinh năm nhất thường nhận được nhiều tiền hơn. Một số đại học Mỹ còn có chính sách không cho học sinh quốc tế chuyển tiếp (international transfer student) một đồng nào cả. Ví dụ gồm các trường sau:

Nếu bạn muốn hoặc cần tối đa hóa giá trị gói hỗ trợ tài chính của mình, hãy nộp đơn để nhập học vào mùa thu (Fall semester), thay vì mùa xuân (Spring semester), vì ban tuyển sinh thường cho học sinh nhập học mùa thu nhiều tiền hơn học sinh nhập học mùa xuân.

?. Ở bậc cử nhân, chọn ngành ít ảnh hưởng số tiến mình nhận.

Đặc biệt ở các Liberal Arts Colleges, ban tuyển sinh không quan tâm lắm ngành bạn dự định học khi họ quyết định cấp hỗ trợ tài chính. Thứ nhất, trường hiểu nhiều người ở độ tuổi 17 vẫn chưa biết dự định trong tương lai sẽ như thế nào. Việc bạn mơ hồ về ngành học ở thời điểm này là bình thường. Thứ hai, khi điền vào Common App, nhiều trường yêu cầu bạn liệt kê hai đến ba ngành khác nhau bạn muốn học. Thứ ba, ban tuyển sinh biết nhiều thí sinh nói họ muốn học A, nhưng vô trường rồi đổi sang ngành học B. Đó là chuyện diễn ra hàng ngày. Hồi xưa bạn cùng phòng của mình dự định chuyên ngành sinh vật, nhưng đến cuối năm hai đổi ý, chính thức tuyên bố chuyên ngành tâm lý học.

Tuy nhiên, ngoại lệ gồm những National University với một số ngành học xếp hạng cao. Ví dụ, University of Pennsylvania được chia thành nhiều trường khác nhau: College of Arts & Sciences, School of Nursing, và The Wharton School. College of Arts & Sciences gồm những ngành như psychology (tâm lí), biology (sinh học), visual arts (nghệ thuật thị giác/trực quan). The Wharton School là trường business số một nước Mỹ, ở cả hệ đại học lẫn cao học. Nếu bạn nộp đơn vào Wharton School để học business, bạn sẽ gặp tiêu chuẩn gắt gao hơn nếu nộp vào College of Arts & Sciences, bởi vì ban tuyển sinh của 2 trường này độc lập với nhau. Nhiều người chọn cách nộp vào College of Arts & Sciences xin học psychology chẳng hạn, mặc dù họ muốn học business ở Wharton. Trúng tuyển vào rồi họ xin chuyển qua Wharton. Làm thế cũng được, nhưng bạn cần biết nếu bạn yêu cầu chuyển (internal transfer), bạn vẫn phải nộp đơn, và đấy là một quá trình cực kì cạnh tranh. Bạn có thể đọc thêm trên trang web của UPenn ở đây (https://bit.ly/3i9MExZ).

SSDH (theo Khuong Nguyen)

Share.

Leave A Reply