Tất tần tật chuyện tiền nong du học Mỹ bậc cử nhân (phần 2)

0

SSDH – Sau phần 1 – “Du học Mỹ tốn khoản gì và số liệu tìm ở đâu? mời các bạn xem phần 2 với nội dung “Học bổng, hỗ trợ tài chính và tìm trường hào phóng như thế nào?” sau đây.

Bài viết khá dài, bạn có thể xem tóm tắt:

  • Học bổng dựa trên học lực của học sinh (merit-based scholarship). Học giỏi thì được cho tiền
  • Hỗ trợ tài chính dựa trên khả năng kinh tế của gia đình (need-based financial aid). Gia đình với khả năng chi trả thấp thì được cho nhiều tiền hơn gia đình có khả năng chi trả cao.
  • Có trường chỉ trao học bổng, có trường chỉ trao hỗ trợ tài chính, có trường trao cả hai, có trường không cho gì hết.
  • Khi chọn trường, đặc biệt đối với các bạn cần rất nhiều tiền, ưu tiên các trường với chính sách theo thứ tự sau: (Merit-based & need-based) > (Need-based only) > (Merit-based only) > (No aid)
  • Để biết trường nào có cho need-based aid, vào trang nộp hồ sơ của học sinh quốc tế (hãy google tên trường rồi gõ thêm vào “international students’ application”), vô phần họ liệt kê những thứ cần nộp, xem họ có yêu cầu học sinh quốc tế nộp CSS PROFILE hoặc ISFAA hay không. Nếu có thì tức là họ có cho. Nếu không thì tức là không. Ví dụ, University of Notre Dame, một trường tư ở bang Indiana, có yêu cầu học sinh quốc tế nộp CSS Profile, tức là họ có cho need-based aid (https://bit.ly/3iUJ6ml). Trong khi đó, Indiana University, cũng ở bang Indiana nhưng là trường công, không đả động gì đến CSS Profile hoặc ISFAA cả, tức là họ không xét need-based aid cho sinh viên quốc tế (https://bit.ly/3m28ngd).
  • Các trường hàng đầu ở Mỹ là các trường hào phóng nhất với sinh viên quốc tế, vì đây là những trường giàu nhất nên họ có kinh phí để thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng đây cũng là những trường khó vào nhất.

Tất tần tật chuyện tiền nong du học Mỹ bậc cử nhân Tất tần tật chuyện tiền nong du học Mỹ bậc cử nhân 1

Chính sách học bổng và hỗ trợ tài chính ở đại học Mỹ khá phức tạp. Thậm chí đa số các hộ gia đình Mỹ cũng không rành. Ở Việt Nam chỉ có Fulbright University Vietnam và VinUniversity áp dụng mô hình cho tiền theo kiểu Mỹ, nên nhiều người Việt Nam cũng chỉ hiểu sơ sơ need-based financial aid là như thế nào. Bạn xem chi tiết từ đây:

Học bổng (Merit -based Scholarship):

Nhiều phụ huynh và học sinh thường hỏi về học bổng nhưng không nhận ra rằng đây chỉ là một yếu tố trong một gói hỗ trợ tài chính. Nhiều người bị nhầm học bổng và hỗ trợ tài chính. Học bổng, như cách hiểu ở Việt Nam, là một giải thưởng được trao cho một ứng cử viên chỉ dựa trên học lực của người ấy (merit-based). Thường những học bổng này có tên tương đối hấp dẫn như Presidential Scholarship, Excellence Scholarship, hoặc Trustee Scholarship và có giá trị không thay đổi qua hàng năm từ 5,000, 10,000, 20,000 đô, đến toàn học phí hoặc toàn phần. Bạn có thể nhận 2 hoặc 3 học bổng và kết hợp chúng với nhau. Nhưng cũng có trường không cho phép điều này (non-stackable scholarships), nên bạn phải đọc trang web của họ kĩ. Dù nói là dựa trên học lực nhưng ít khi trường công bố tiêu chí, mà họ chỉ viết mơ hồ là họ sẽ trao cho ứng cử viên xuất sắc. Chưa kể nhiều trường không công bố danh sách học bổng hoặc liệt kê các học bổng nhưng không cho biết giá trị của chúng.

Hỗ trợ tài chính (Need-based Aid)

Sau khi trường đã xét cho bạn một lượng học bổng nhất định, họ bắt đầu xét việc cho hỗ trợ tài chính. Nếu sau mức học bổng mà khoảng cách giữa khả năng đóng của gia đình và mức cần đóng cho trường vẫn tồn tại, họ sẽ cho thêm. Ví dụ, ở một trường với tổng chi phí 60,000 đô/năm, bạn khai chỉ đóng được 20,000 đô/năm thôi. Sau khi xét hồ sơ của bạn, họ thấy bạn học giỏi, họ cho 30,000 đô /năm tiền học bổng, tức bạn phải đóng 30,000 đô /năm cho học phí và ăn ở, nhưng vẫn cao hơn khả năng đóng 20,000 đô/năm. Họ xét cho thêm 10,000 đô/năm hỗ trợ tài chính nữa, để gia đình nhận được 40,000 đô /năm vừa đủ tiền để đóng 20,000 đô /năm. Hỗ trợ tài chính được chia thành 3 dạng: tiền chu cấp (grants), tiền làm việc trên trường (work-study), và tiền vay (loan).

Tiền chu cấp (Grants): Đây là tiền trợ cấp dựa trên khả năng đóng của học sinh, không quan trọng học lực. Thí sinh cần bao nhiêu thì sẽ nhận hỗ trợ bấy nhiêu. Đối với học sinh Mỹ, họ nhận tiền chu cấp từ 3 nguồn:

  • chính phủ liên bang (Federal grant),
  • chính phủ tiểu bang (State grant),
  • và trường (Institutional grant).

Đối với học sinh quốc tế, họ chỉ nhận chu cấp từ trường thôi. Nếu bạn nghĩ chi tiết của học bổng hơi mơ hồ thì sẽ thấy bản chất của grant còn mập mờ hơn, vì họ gần như không bao giờ cho biết giá trị của grant và làm thế nào để lấy được. Thậm chí đôi khi họ không liệt kê grant trên website. Giá trị của tiền chu cấp linh hoạt, có thể thay đổi hàng năm dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, năm ba bạn chuyển ra ngoài trường sống, tiền chu cấp sẽ giảm vì họ cho rằng ở ngoài khuôn viên trường rẻ hơn sống trên khuôn viên trường, nên bạn không cần nhiều tiền như trước. Đây là chuyện thật xảy ra với mình và đồng môn ngày xưa.

Tiền làm việc trên trường (Work-study): Dựa trên nhu cầu tài chính, bạn có thể được phép làm việc trên trường đến một số tiền nhất định. Ví dụ, ngày xưa mình được phép làm tối đa $4.500/năm. Mình có quen người được làm đến $5,000/năm nhưng chưa gặp ai làm nhiều hơn mức đó, đơn giản bởi vì bạn chỉ được trả khoảng $10/giờ và theo luật, chỉ được phép làm việc tối đa 20 tiếng/tuần. Bên cạnh đó, bạn còn phải học, nghiên cứu, tham gia các hoạt động ngoại khóa nên chẳng ai có thể làm hơn 20 tiếng/tuần. Ngày xưa mình làm từ 12-15 tiếng/tuần với 3 công việc khác nhau: phục vụ đồ ăn, tiếp tân, và nghiên cứu. Chỉ làm nhiêu đó thôi là đã thấy đuối rồi vì những việc khác chồng chất lên. Một số ví dụ khác gồm: làm trong thư viện, ngồi canh gác phòng triễn lãm, hoặc dậy sớm đi cắt cỏ. Những công việc bàn giấy là xịn nhất vì bạn có thể ngồi học, nhưng thường bị học sinh năm cuối lấy hết. Vì vậy các em năm nhất sẽ phải chịu khó làm những việc nặng nhọc hơn một chút như rửa chén giống mình hồi học Wabash.

Tiền vay (loan): Cũng dựa trên nhu cầu tài chính, thí sinh có thể vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với học sinh Mỹ, họ có thể mượn tiền từ chính phủ liên bang (Federal loan), từ trường, hoặc từ nhà băng. Đối với học sinh quốc tế, họ chỉ có thể mượn tiền thẳng từ trường và từ ngân hàng. Trong trường hợp thứ nhất, trường thường cho vay khoảng 6,000 đô/năm. Một số trường bắt bạn phải có co-signer, tức là một công dân Mỹ hoặc một thường trú nhân (thẻ xanh) ký bản cam kết tuyên bố nếu bạn không trả được khoảng nợ này, co-signer phải trả. Một số trường không bắt phải có co-signer. Tuy nhiên, mình để ý trường hợp không có co-signer càng lúc càng hiếm vì mình quen một số người mượn tiền từ trường, tốt nghiệp xong, bay về Việt Nam, từ chối trả thế là trường không làm gì được hết. Trong trường hợp thứ hai, bạn có thể vay tiền từ ngân hàng Việt Nam hoặc Mỹ. Mình không biết nhiều về việc này vì chưa làm bao giờ.

Ví dụ thực tế: Học lực và hồ sơ của bạn mạnh. Bạn đủ tự tin nộp vào những trường top. Nhưng gia đình chỉ có thể đóng 20,000 đô/năm. Bạn chọn ?????????? ?? ????? ????. Trường ???? ??̉ ????-????? ??? ??̀ ?????-????? ??? ??? ??̣? ???? ???̂́? ??̂́ (https://bit.ly/36XKBur).

  • Nếu bạn có nộp đơn vào học bổng toàn phần của Notre Dame, đầu tiên ban tuyển sinh sẽ xét nó cho bạn dựa trên học lực (merit-based). Lưu ý rằng học bổng toàn phần thường đòi hỏi một bộ hồ sơ riêng bên cạnh một bộ hồ sơ tiêu chuẩn.
  • Nếu trúng thì mở tiệc ăn mừng thôi, vô học rồi chỉ lo học và chơi, giống Khương hồi ở Notre Dame.
  • Nếu không, họ sẽ xét tiếp theo học bổng toàn học phí, cũng dựa trên học lực (merit-based). Nếu trúng thì chỉ phải đóng khoảng 16,000 đô/năm cho tiền ăn ở.
  • Nếu trượt thì tiếp theo, văn phòng hỗ trợ tài chính (financial aid office) sẽ bắt đầu tạo một gói hỗ trợ tài chính gồm 4 thành phần trên: học bổng, tiền chu cấp, tiền làm việc trên trường, và tiền vay. Tổng chi phí (học phí, ăn và ở) của Notre Dame là 78,000 đô /năm. Giả sử bạn chỉ đóng được 20,000 đô /năm, nghĩa là bạn cần 78,000 đô – 20,000 đô = 58,000 đô từ trường để có thể học. Trong gói hỗ trợ tài chính, Notre Dame sẽ cho bạn 2 cái học bổng nhỏ (merit-based). Một cái trị giá 25,000 đô, một cái 15,000 đô. Họ cũng sẽ cho 7,000 đô tiền chu cấp (grant). Rồi họ cho 5,000 đô để làm việc trên trường (work-study). Cuối cùng trường cho vay 6,000 đô (loan). Cộng lại hết thì được 58,000 đô, vừa đủ để nhập học.

Bên cạnh Notre Dame, bạn nộp vào ???????. Trường ???̉ ???? ????-????? ??? thôi (https://bit.ly/36KrsvJ). Nghĩ là đậu vào rồi, họ sẽ cho đủ để bạn đóng 20,000 đô/năm, không quan trọng học lực, miễn là đủ giỏi để vào. Gói hỗ trợ tài chính sẽ tương tự như ở trên. Tuy nhiên, giả sử gia đình dư dả và có thể đóng 50,000 đô/năm. Đó là con số Harvard bắt bạn đóng, bất kể việc bạn học giỏi cỡ nào, vì trường không xét học lực khi cho tiền. Ngược lại, trong trường hợp của Notre Dame, vì họ có xét học lực (merit-based) nên về lý thuyết bạn vẫn có thể lấy được học bổng toàn phần hoặc toàn học phí, mặc dù khả năng đóng của gia đình là 50,000 đô /năm.

Bạn cũng nộp vào ?????? ?????????? làm trường an toàn. Trường ???̉ ???? ?????-????? ??? thôi (https://bit.ly/2FifkqA). Vì vậy họ không bắt thí sinh điền vào đơn xin hỗ trợ tài chính (CSS hoặc ISFAA). Khi xét tuyển, đầu tiên họ sẽ xét học bổng toàn học phí Trustee hoàn toàn dựa trên học lực. Nếu đậu, bạn sẽ chỉ phải đóng $16.840/năm tiền ăn ở. Nếu không, họ sẽ xét tiếp học bổng Presidential trị giá 25k/năm, cũng hoàn toàn dựa trên học lực. Nếu đậu bạn sẽ đóng $76.656 – $25.000 = $51.656/năm cho học phí và ăn ở. Nếu rớt cái này nữa thì lụi, gia đình đóng full. BU không cho gì khác nữa, và họ không quan tâm việc gia đình chỉ có thể đóng 20,000 đô/năm.

????-????? ??̀ ????-?????

Gần như tất cả các trường có trao hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế đi theo chính sách ????-?????, tức là họ xét cả khả năng tài chính của học sinh khi xét tuyển. Khả năng đóng của gia đình càng cao thì xác xuất đậu của học sinh cũng cao theo. Ví dụ, Union College chỉ cân nhắc xét hồ sơ của những bạn có thể đóng ít nhất 7.500 đô/năm cho học phí và ăn ở, nhưng “những học sinh có thể đóng ít nhất $30.000/năm sẽ cạnh tranh hơn” (https://bit.ly/30Im9ZS). Lưu ý, một số trường tuyên bố rằng họ cho 100% học sinh quốc tế đủ để vào học (“We meet full demonstrated need”) như Vassar College, Colby College, và Rhodes College. Nhưng họ vẫn thuộc dạng need-aware chứ không phải need-blind, mặc dù họ hào phóng hơn bình thường. Bên cạnh đó, tỷ lệ đậu của những trường hào phóng như thế này khá thấp, nên không phải muốn nộp là vô.

Chỉ có 5 trường đi theo chính sách need-blind. Đây là những trường khi xét tuyển, họ không cân nhắc khả năng tài chính của gia đình. Họ không quan tâm việc học sinh khai có thể đóng 10,000 đô /năm, 20,000 đô /năm, hay 30,000 đô /năm. Trường chỉ muốn biết học sinh có đủ tiêu chí để vào học không. Nếu đậu vào, trường sẽ cho đủ để phụ huynh chỉ đóng ở mức đã khai trên giấy tờ tài chính. Đối với học sinh Mỹ, khoảng 100 trường thuộc dạng need-blind. Nhưng đáng tiếc thay đối với học sinh quốc tế, con số này giảm xuống 5: ???????, ????, ?????????, ???????, ??̀ ???.

Ngoài ra, một lương lớn trường không cho học sinh quốc tế đồng nào cả, không học bổng và cũng không hỗ trợ tài chính. Dù bạn có là thần đồng, họ vẫn sẽ bắt đóng full. Họ tuyên bố rõ ràng trên website của họ như thế này (https://bit.ly/2Qo8Acq). Ví dụ của các trường này gồm: University of Florida, University of Georgia, và University of Michigan-Ann Arbor, UCLA, UC-Berkeley, Georgia Tech, Carnegie Mellon University.

??? ???̂? ???̂̀?

Khi nhận thư hỗ trợ tài chính, nhiều trường không cho đủ, mà bắt đóng 5k hoặc 10k hơn khả năng tài chính của gia đình. Đây là bởi vì nhiều trường phân tích lượng tài sản và hoàn cảnh gia đình cách thức khác nhau. Trong trường hợp đó, bạn nên viết một lá thứ thỉnh cầu (appeal letter). Khương hướng dẫn viết ở đây . Đừng ngại viết. Xin tiền “nhiệt tình” vào các em à. Điều tệ nhất có thể xảy ra là họ nói không, chứ họ không bao giờ hủy acceptance offer (thư chấp nhận) chỉ vì mình xin tiền.

??̀? ??̛̀? ???̂́? ??̀??

Đa số các trường Liberal Arts trong Top 100 thường hào phóng nhất. Ngoài Top 100 cũng có một số trường khá hào phóng nhưng phải biết chính xác trường nào. Đối với các National Universities, chỉ có các trường trong top 20 là hào phóng nhất, và dĩ nhiên cũng khó vào nhất. Ngoài Top 20 National Universities, họ hoặc không cho đồng nào như UC-Berkeley, U of Michigan, hoặc cho rất ít như Georgetown, Wake Forest, và Brandeis. Đó là lý do khi bạn đọc báo về các em nhận hỗ trợ tài chính, danh sách trường của họ gồm rất nhiều trường LAC. Chúc các bạn thành công!

SSDH (tác giả Khương Nguyễn)

Share.

Leave A Reply