‘Thought group’ – bí quyết nói tiếng Anh tự tin

0

SSDH – Nói theo “thought group” là yếu tố quan trọng đầu tiên để giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát. Khi giao tiếp, bạn lắp ghép các ý tưởng, chứ không phải lắp ghép từ ngữ. 

 

Bài viết chia sẻ bí quyết nói tiếng Anh tự tin của thầy giáo Quang Nguyen. 

 

Tôi thường hỏi học sinh trong lớp, những bạn có con nhỏ rằng “Khi cháu 2 tuổi mà muốn đi tè, sẽ nói thế nào?”. Mọi người trả lời: “Cháu nói ‘tè’, thầy ạ”. “Thế khi 4 tuổi thì sao?”, tôi hỏi tiếp. “Cháu sẽ nói, mẹ ơi cho con đi tè”.

 

“Tè” và “Mẹ ơi cho con đi tè” là một ý tưởng (thought) được diễn đạt ở các trình độ ngôn ngữ khác nhau. Khi nói tiếng Việt, trẻ không bao giờ nói: “Mẹ ơi (dừng) cho con (dừng) đi (dừng) tè”. Tương tự như vậy, trong tiếng Anh, người ta cũng không nói từng từ một, mà nói thành cụm có ý nghĩa, gọi là “thought group”. 

 

Vấn đề của người học tiếng Anh ở Việt Nam

 

Hầu hết người Việt Nam học tiếng Anh bằng cách ghép các âm thành từ và ghép các từ thành câu. Khi nói tiếng Anh, chúng ta thường ghép các từ vào một khung ngữ pháp để biến nó thành câu, ví dụ:

 

I go to school by bicycle.

 

/ai/ /gou/ /tu/ /s/ /kul/ /bai/ /bai/ /ci/ /cl/ 

 

Trong câu như vậy, người Việt nhấn vào tất cả 8 âm (do thường không chắc về trọng âm và không biết đọc trọng âm). Việc bắt đầu bằng âm và nhấn vào tất cả các âm khiến cho câu bị rời rạc (không đảm bảo độ trôi chảy của ngôn ngữ). Kết quả là trong giao tiếp, người nước ngoài thường khó nghe và hiểu được tiếng Anh của người Việt Nam (kể cả khi chúng ta nói đúng tất cả âm).

 

thought-group-bi-quyet-noi-tieng-anh-tu-tin
 

Thay đổi quan điểm

 

Giống như ví dụ ở đầu bài, “tè” và “Mẹ ơi cho con đi tè” đều là một ý tưởng. Khi bạn nói, cái bạn cố truyền đạt là ý tưởng, chứ không phải các từ đơn lẻ. Do đó, bạn phải nói theo ý tưởng, chứ không phải nói theo từ. Một cụm từ được ghép lại để thể hiện một ý tưởng được gọi là “thought group”. Khi nói, bạn nói cả cụm “thought group” chứ không chia lẻ ra, nói từng từ một.

 

Vì là biểu hiện của một ý tưởng, không có quy định nào về việc một cụm “thought group” nên dài bao nhiêu. Những người mới học ngôn ngữ có xu hướng sử dụng những “thought group” ngắn (như “pee”); trong khi những người ở trình độ cao hơn có thể sử dụng “thought group” dài hơn (“Mommy, I wanna pee”).

 

Trong trường hợp cụ thể của câu trên, những người đã làm chủ tiếng Anh có thể nói cả câu như một “thought group”.

 

I go to school by bicycle to save money on gas.

 

Đôi khi, người nói có thể chia câu này thành 2 “thought group”:

 

I go to school by bicycle/ to save money on gas.

 

Hoặc, 3 “thought group” (bạn sẽ ít khi thấy người ta chia “thought group” nhỏ như vậy):

 

I go to school/ by bicycle/ to save money on gas.

 

Về mặt lý thuyết, nó cũng có thể là 4 “thought group”:

 

I go to school/ by bicycle/ to save money/ on gas.

 

Lưu ý, khi nói tiếng Anh, nếu bạn nói chậm quá thì người nghe sẽ không thể tập trung được và trở nên thiếu kiên nhẫn. Trong khi đó, nói sai “thought group” có thể dẫn tới việc người nghe không hiểu bạn nói gì:

 

I go to/ school by /bicycle to save/ money on gas.

 

Trong một số trường hợp, ngắt sai “thought group” có thể thay đổi nghĩa của câu:

 

A woman without her man/ is nothing.

 

A woman/ without her/ man is nothing.

 

Mỗi “thought group” sẽ có ít nhất một từ hoặc cụm từ mang nghĩa, những từ cần được nhấn. Những từ được nhấn này gọi là “content word” – từ mang ý nghĩa. 

 

Theo http://vnexpress.net/

 

Share.

Leave A Reply