Toàn cảnh giáo dục đại học thế giới

0

SSDH – Theo thống kê của tổ chức hợp tác và phát tiển kinh tế-OEDC, năm 2009 có đến 3,7 triệu sinh viên đăng ký học đại học ở nước ngoài. Tính trong vòng một thập kỷ qua, tỉ lệ này tăng đến 77% .

 

060212-Toan_canh_giao_du_quoc_te 

 

Những con số mà OECD đưa ra cho thấy ngành giáo dục đại học trên toàn thế giới luôn vận động và phát triển theo hướng toàn cầu hóa.

 

Các chương trình nghiên cứu của Úc, Áo, Bỉ, Canada, Iceland, New Zealand, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ đều cho thấy tỉ lệ du học sinh quốc tế đăng ký các trường ở đây chiếm đến hơn 20%.

 

Với xu hướng hiện nay, OECD dự đoán rằng 59% giới trẻ ở 34 nước thành viên sẽ tham gia các chương trình đại học, 19% sẽ tham gia các chương trình dạy nghề ngắn hạn và dài hạn.

 

Trích dẫn dữ liệu của UNESCO cho thấy năm 2009, trên thế giới có 165 triệu học sinh tham gia vào giáo dục đại học chính thức, tăng 65% kể từ năm 2000.

Báo cáo cũng nhấn mạnh nhu cầu giáo dục đại học đang ở đà tăng cao mặc dù hệ thống kinh tế toàn cầu đang có những dấu hiệu không mấy chắc chắn Điều này cũng không có gì là khó hiểu bởi giáo dục đại học được nhìn nhận là một công cụ bảo hiểm chống thất nghiệp và là tấm hộ chiếu để có thu nhập cao hơn. Ngay cả khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái sâu năm 2009, nhu cầu giáo dục đại học vẫn không hề suy giảm. Thống kê trong năm đó, tỉ lệ thất nghiệp trung bình ở các nước thành viên OECD là 4,4% đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, 6,8% đối với tốt nghiệp phổ thông trung học và 11,5% dưới phổ thông.

 

Như vậy, giáo dục không chỉ đưa lại lợi ích cho mỗi cá nhân. Tính trung bình trên các nước thành viên OECD, lợi  nhuận chung cuối cùng của đầu tư giáo dục đại học, đã tính cả các loại thuế nộp, đóng góp xã hội, là hơn $US90.000 ($ A84,150) /người nam và $US 55.000/người nữ. Ngay cả khi các khoản trợ cấp tài chính cho sinh viên được tính vào thì lợi nhuận chung cũng lớn hơn gấp 4 lần chi phí chung.

 

Kể từ năm 1995, 14 trong số 25 nước thành viên của OECD đã có những cải cách về học phí và hầu hết là tăng phí đại học công.

 

Lê Minh – Theo The Australian

Share.

Leave A Reply