Vay du học: Tôi chọn trả góp du học bán phần ISB – WSU cho con

0

Sẵn sàng du học – Khao khát tìm một môi trường giáo dục đại học chất lượng quốc tế cho con gái, nhưng tài chính lại là vấn đề nan giải với gia đình anh Lê Đình Tưởng (Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh).

Khi tiếp cận chương trình WSU BBUS của Viện ISB (ĐH Kinh tế TP HCM) cùng với gói Vay du học – Trả góp du học Education Finance của Bella Group, vợ chồng anh đã thỏa được ước mơ cho con gái Lê Đình Mai Vy.

Trắc trở một hành trình tìm kiếm

Bạn Lê Đình Mai Vy, SV Viện ISB chương trình WSU BBUS - Ảnh NGUYỄN TOẢN

Bạn Lê Đình Mai Vy, SV Viện ISB chương trình WSU BBUS – Ảnh NGUYỄN TOẢN

Bạn Lê Đình Mai Vy, SV Viện ISB chương trình WSU BBUS – Ảnh NGUYỄN TOẢN

Chồng đang làm kỹ thuật ở một doanh nghiệp nhỏ, vợ là cô giáo mầm non, tổng thu nhập của cả hai chỉ tròm trèm trên dưới 20 triệu/tháng. Mức thu nhập này, trước ao ước được du học hay thậm chí, học một trường Đại học quốc tế trong nước của cô con gái rượu Lê Đình Mai Vy, dường như là quá tầm với.

Search. Xách xe về Sài Gòn mỗi cuối tuần. Tìm kiếm những trung tâm tư vấn. Hỏi từ bạn bè. Gặp gỡ cả những chuyên gia chuyên về tư vấn du học… Cứ sau mỗi cuộc tìm hiểu, gia đình 3 người ấy lại buồn bã nhìn nhau.

Nhưng cô nữ sinh Mai Vy không nản chí. Việc du học có thể thành hoặc bại, quan trọng là vẫn phải chuẩn bị, và quyết liệt chuẩn bị.

Xe bus, mỗi ngày tròm trèm 20km, sau buổi học ở trường là buổi học thêm ngoại ngữ. Nhưng ở một huyện ngoại thành như Hóc Môn, không dễ để tìm kiếm một nơi dạy ngoại ngữ chất lượng. Những trung tâm chất lượng cao thì học phí cũng tỷ lệ thuận như thế.

May mắn cho Vy, đây là thời 4.0, thời của internet. Học ở trung tâm. Rồi học trên mạng. Vốn sinh ngữ của Vy tạm ổn.

Và càng may mắn hơn, khi qua một người quen, cả gia đình biết đến chương trình du học bán phần Cử nhân Kinh doanh của ĐH Western Sydney, Úc (WSU BBUS) thông qua Viện ISB (ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh).

Vay du học – Trả góp du học, tại sao không?

"Tham khảo BBUS của ISB, cả nhà thật sự rất ưng: Học hoàn toàn bằng tiếng Anh; Cách học hiện đại với phương pháp làm việc nhóm; tạo sự chủ động học tập cho sinh viên. Đặc biệt là việc du học bán phần linh hoạt, rất nhiều chọn lựa. Vấn đề là học phí vẫn quá sức rướn tài chính của gia đình", anh Tưởng chia sẻ!

"Vợ chồng tôi đã vớ được một cái phao. Đó là Education Finance của Bella Group – Anh Tưởng cho biết – Nôm na là cách để trả góp học phí. Với cách này, bài toán khó đã có lời giải".

"Cha mẹ nào cũng muốn dành cho con điều tốt đẹp nhất – chị Mai Thị Lý, mẹ của Mai Vy chia sẻ – Mong muốn cho con học ở một trường quốc tế với chất lượng giáo dục tốt cuối cùng cũng đã được vợ chồng tôi giải quyết ổn thõa!".

Nhưng câu chuyện không đơn giản vậy. Trả góp, cái khái niệm tuy không còn mới mẻ nhưng vẫn khiến nhiều người Việt dị ứng. Vợ chồng họ cũng vậy. Mỗi món hàng gia dụng mua trả góp đều vẫn là gánh nặng hàng tháng khi mà lãi suất cho vay từ các công ty tài chính quá cao.

Cho nên, khi biết lãi suất gói vay du học mà Education Finance đang áp dụng cho chương trình họ quan tâm là 0%, vợ chồng họ đã nhìn nhau thở phào.

"Không thể lo trọn vẹn cho con du học toàn phần, thì việc ít nhất đưa cháu sang Úc 6 tháng học tại Western Sydney đã được vợ chồng tôi tính kỹ. Với một ít tiền tích lũy đã có, nếu không đủ, chúng tôi sẽ tiếp tục vay và trả góp. Bởi, chúng tôi hiểu giá trị của việc du học!", anh Tưởng nhấn mạnh.

Thú vị từ những tiểu luận: Cả nhà cùng học

Cha, mẹ và con. Cả nhà anh Tưởng, chị Lý và con gái Mai Vy cùng tìm kiếm dữ liệu cho một tiểu luận - Ảnh NGUYỄN TOÁN

Cha, mẹ và con. Cả nhà anh Tưởng, chị Lý và con gái Mai Vy cùng tìm kiếm dữ liệu cho một tiểu luận – Ảnh NGUYỄN TOÁN

Mai Vy đậu vào khoa Anh ĐHSP Thành phố HCM đồng nghĩa đủ tiêu chuẩn trúng tuyển vào chương trình du học bán phần WSU BBUS tại Viện ISB (trúng tuyển vào một đại học trong nươc và tương đương 5.5 IELTS Anh ngữ). Cô chọn học WSU BBUS, vì "đó là môi trường được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh", Mai Vy giải thích.

Dù chưa vào chính khóa do phải hoàn thiện khả năng Anh ngữ ở các cấp lớp EAP (English for academic purposes – Tiếng Anh học thuật), nhưng Mai Vy chia sẻ, chương trình học quá thú vị với các bài tiểu luận. "Du lịch ảnh hưởng thế nào đến kinh tế của một quốc gia"; "Nên hay không dùng thiết bị di động làm học cụ cho học sinh"; "Di dân và những ảnh hưởng của nó đến xã hội"… là những tiểu luận cô tân sinh viên này đã thực hiện, dĩ nhiên là bằng 100% tiếng Anh.

"Học phổ thông, mình không mấy quan tâm đến thời sự xã hội. Những chuyên đề trên buộc mình phải tìm kiếm tư liệu từ internet và, dần dần vỡ ra rất nhiều điều, hiểu về xã hội hơn, biết nhiều hơn về người Việt, yêu hơn đất nước mình.", Mai Vy chia sẻ.

Những bài tiểu luận của cô sinh viên nhỏ, lại trở thành… bài tập chung cho cả gia đình. Trong nỗ lực hỗ trợ việc học cho con, ba mẹ của Vy cũng đã tham gia cùng con tìm kiếm tư liệu, định hướng bố cục bài… "Tôi khá bất ngờ với nội dung học của con gái – Anh Tưởng nói – Nó rất ý nghĩa và sát sườn cho một sinh viên chuyên về kinh doanh. Cùng con làm bài, cũng là cách tôi bổ túc thêm kiến thức cho mình".

Thái Hải (SSDH) – Theo Giadinh.net

Share.

Leave A Reply