Xin việc và làm việc ngành health care tại Úc

0

Sẵn sàng du học – Ngành chăm sóc sức khỏe tại quốc gia nào cũng cần nhân lực, nhất là trong gia đoạn dịch Covid đang bùng phát khắp toàn cầu. SSDH chia sẻ với các bạn kinh nghiệm xin việc ngành chăm sóc sức khỏe tại Úc của bạn Lucy Le, cựu sinh viên Úc. 

health-insurance-distress (1)

Bài viết này Lucy đề cập đến individual support, aged care, community service, disability (hỗ trợ cá nhân, chăm sóc người cao tuổi, dịch vụ cộng đồng và khuyết tật). Hi vọng giúp các bạn có thông tin cơ bản nhất khi học, xin việc và làm việc ngành này tại Úc nhé.

Học phí: nếu bạn có PR rồi thì 

  • Chứng chỉ III là $1750 
  • Chứng chỉ Iv hơn $2000
  • Còn các bạn dhs học sẽ rơi vào khoảng $9000 tuỳ theo chứng chỉ III hay IV

Thực tập: chứng chỉ iii hay iv đều phải thực tập 120 giờ.

Online: các bạn có thể học online và nếu họ yêu cầu 6 tháng xong chứng chỉ iii, bạn học nhanh 2 tháng xong thì cũng có thể được cấp bằng. Tuỳ theo thời gian bạn bỏ ra để học.

Offline: chứng chỉ iii- 6 tháng 1 khoá học, còn chứng chỉ iv là 1 năm.

Học xong có xin được việc không?

  • Đay là câu hỏi của tất cả các bạn quan tâm đến ngành Healthcare này.
  • Nếu có kinh nghiệm và có PR trở nên bạn dễ dàng xin việc.
  • Nếu ko có PR , thậm chí có PR ko có citizen nhiều chỗ họ sẽ ko nhận phỏng vấn.

Lương ( mức lương đưa ra chỉ là để tham khảo, mức lương thay đổi theo bang, theo vùng, theo công ty)

Disability

  • Permanent: khởi điểm $27.83/1 tiếng – tăng theo năm.
  • Casual: khoảng $36/1 tiếng

Aged care: 

  • permanent: $24.59
  • casual: $30.7

Học nghành healcare trong mùa covid có nên không?

  • Online: tự xin đi thực tập rất khó vì chỗ nào cũng hạn chế người từ bên ngoài vào. 
  • Offline: nhà trường sẽ tìm chỗ thực tập cho bạn nên sẽ ok hơn.

Học ở đâu nhanh hơn

  • Học Tafe: chất lượng, đao tạo bài bản- khó qua assessments.
  • Học bên ngoài ( agents): bài tập dễ qua hơn.

Bằng cấp

Học Tafe hay học trường tư bằng cấp giống nhau. Khi xin việc, họ sẽ không quan tâm. Miễn bạn có kinh nghiệm. Bằng cấp chỉ cần có chứng nhạn NALTIONAL RECOGNISED training là đủ.

Chứng chỉ iii hay iv dễ xin việc

– Giống nhau- bạn không có kinh nghiệm, không chỗ nào nhận.

Update: ngành agedcare mức lương trả thấp hơn ngành disability.

Việc làm ngành Healthcare

Học xong làm sao để xin được việc

  • Trong quá trình đi thực tập tốt nhất hỏi họ xem cần người không. Trong quá trình thực tập nếu thấy chỗ thực tập mà mình muốn xin làm luôn thì tốt nhất nộp đơn xin viêc luôn.
  • Nộp đơn , rải đon xin việc không ai nhận thì tốt nhất làm tình nguyện thêm ít thời gian nữa. Xin reference từ manager và tiếp tục rải đơn xin việc.
  • Thường thì xin việc trong agents giống dạng home visiter sẽ dễ xin hơn. Họ không đòi hỏi kinh nghiệm nhiều nhưng bạn phải travel nhiều. Đôi khi đến có làm 1 tiếng thì về. Họ cần họ gọi không cần không có việc. Nhưng đây cũng là kinh nghiệm làm việc. Sau đó bạn đã có thêm kinh nghiệm trong resume và cơ hội xin việc trong big organisation sẽ lớn hơn và cơ hội lọt qua vòng phỏng vẫn sẽ nhiều hơn.

Skills cover letter, resume

Nghành Healthcare liên quan kĩ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng nên nếu bạn làm nghề nails, bán bánh mì, cleaner.. cũng cho hết cho cv và thêm mắm muối vào.

Nếu các bạn đa từng chăm sóc ông bà mình, đó cũng là 1 trải nhiệm: tắm, bỉm, cho người già , uống thuốc..Vậy các bạn cho luôn vào cv.

Mom đã có con nhỏ, kĩ năng personal care, children behaviour cho vào cv luôn. 

Lưu ý: tuỳ theo công việc thì bạn viết cv khác nhau nhé!

Làm việc aged care, disability 

  • Thường có shift sáng, chiều, đêm.
  • Ca chiều tối: thường 2pm-8pm hoac 4pm-10pm .
  • Đêm: có woke over và sleep over. 10pm-6am, 4pm-9am…
  • Làm ca chiều thì có allowance vd: 4pm-10pm. 

Tuỳ theo công ty và tuỳ theo nơi ở, giờ làm khác nhau. Đủ thời gian là 76 tiếng/1 fornight.

Làm việc trong disability services như nào?

  • Hiện tại có rất nhiều provider cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật. Tuy nhiên hôm nay mình nói big organisations. Họ có khoảng 2-3 hubs ( day program). 
  • Hubs: Staff thuong làm tu 9am-3pm. Public holidays được nghỉ có lương. Trong hubs có khoảng hơn 10 staffs , tuỳ theo hub lớn hay nhỏ.
  • Respite, accommodation, group home: là nhà mà của công ty hoặc công ty thuê dài hẹn cho clients ở. Mỗi nhà có khoảng 3-5 clients ở. Staff đến nấu cơm, tắm rửa , … cho clients. Dẫn clients đi bác sĩ. Tuỳ nhà khó hay dễ. Có nhà cần 2 staffs trong 1 shifts. Nhà dễ 1 staff trông 2-3 clients. 
  • Vertical: clients chỉ bị khuyết tật tay hoặc chân. Đầu óc họ hoàn toàn tỉnh táo. Bạn làm trong môi trường này sẽ giúp clients những công việc: kéo rèm cửa, organise khi họ ra ngoài, giúp họ khi đi toilet, tắm rửa ect.
  • Sles: nơi clients đến được dạy viết CV, học cách xin việc. Clients thường độ tuổi sau khi ra trường và high function. Staff làm trong môi trường này từ 9am-3pm. School holiday l, staff và clients nghỉ.
  • Industry: staff làm từ 8am-4pm. Clients thường đến đó để làm việc vd: dán labels ect thường là công việc đơn giản và clients cũng được trả lương. Staffs làm trong môi trường này thường là giám sát công việc clients và hỗ trợ clients nếu cần.

Môi trường làm việc!

  • Nhà tuyển dụng khi đăng việc làm sẽ nói bạn là bạn sẽ làm trong môi trường nào: mental health hay intellectual disability, low support hay high support (sức khỏe tinh thần, thiểu năng trí tuệ, hỗ trợ chăm sóc cơ bản hay chuyên sâu)
  • Chăm sóc cơ bảt: Khách hàng thường tự chăm mình được nên nên công việc khá nhẹ nhàng. Nhân viên đưa khách đi làm, đi khám bệnh và làm việc nhà. 
  • Chăm sóc chuyên sâu: Khách cần hỗ trợ nhiều việc ăn uống, đi lại. Khách cần ngồi xe lăn, có khi đi lại được nhưng chân tay yếu, luôn cần chăm sóc chu đáo cho khách… 

Mental health: làm việc trong môi trường này không dễ, khách rất khó, làm việc trong môi trường này đòi hỏi có kinh nghiệm nhiều năm. Môi trương làm việc có khi có bạo lực và phân biệt đối xử.

Việc làm cho mùa covid 

  • Hiện tại: staff khi được tuyển vào làm chỉ được làm 1 nhà hoặc 1 hub, không được làm nhiều nhà trong tổ chức như trước đây.
  • Giờ làm: vì chỉ được làm 1 nhà nên giơ làm không được nhiều.
  • Cơ hội full time rất khó.

Ai được ưu tiên khi xin việc: Tuỳ theo công ty nhé nhưng:

  • Du học sinh : không phải công ty nào cũng nhận.
  • PR tuỳ công ty, có công ty không nhận Pr nhé.
  • Công dân Úc: nhiều công ty họ chỉ nhận công dân Úc

Quyền lợi của người lao động: Nếu bạn lo lăng về hợp đồng, giờ làm việc thì bạn có thể join union. Họ là tổ chức bảo về người lao động. Tuy nhiên mất phí nhé khoảng $12/1 tuần. Tuy nhiên khi bạn bị đuổi việc họ là người đứng ra đàm phán thay bạn.

Xem thêm: Lộ trình trở thành y tá tại Úc 

SSDH team

Share.

Leave A Reply