Các giai đoạn tâm lý của du học sinh

0

SSDH – Du học không phải là con đường trải đầy hoa hồng, có những niềm vui những cũng nhiều nỗi buồn. Hầu hết những du học sinh đều trải qua những giai đoạn tâm lý: từ mừng vui phấn khích đến những nỗi buồn nhớ nhà da diết hay những stress trong việc học hành.

hoc-tieng-anh.jpg

Các giai đoạn tâm lý của du học sinh – Nguồn Internet

Giai đoạn 1 (Phấn khích tột độ): Là thời gian vui nhất trong quãng đời du học. Những ngày đầu, những tuần đầu các em thường phấn khích, hy vọng, choáng ngợp với một nền văn hóa mới, mọi thứ đều tuyệt vời. Giai đoạn này toàn màu hồng, hình ảnh selfie liên tục được cập nhật lên facebook, điện thoại bố mẹ và người thân liên tục reo khi các em kể về những điều mới mẻ mà mình gặp. Tuy nhiên thời gian này trôi qua rất nhanh (thường kéo dài từ 3-7 ngày)

Giai đoạn 2 (Tỉnh ngộ): Những va chạm thực tế, khác biệt về văn hóa bắt đầu dần làm cho các du học sinh cảm thấy có những khó chịu, lạc lõng. Những khó khăn về ngôn ngữ, phong tục tập quán những việc nhỏ nhặt cũng có thể làm tủi thân, nản lòng, chán chường, dễ bị trầm cảm. Du học sinh sẽ cảm thấy nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ những món ăn quê nhà, nhớ những bạn bè (nhất là vào dịp cuối tuần). Có những cảm giác trái ngược hoàn toàn với những ấn tượng tươi đẹp lúc ban đầu. Có bạn còn trở nên ghét văn hóa phương Tây, từ đồ ăn đến phong cách sống. Những cuộc điện thoại hay chat thường xuyên hơn với gia đình và bạn bè

Giai đoạn 3 (Phục hồi, Chấp nhận và hội nhập): Sau một thời gian sống, học tập, giao lưu văn hóa với thầy, với các du học sinh đến từ nhiều đất nước, nhiều nền văn hóa khác nhau, mỗi du học sinh sẽ thích nghi dần, có những cảm nhận về văn hóa, ngôn ngữ tốt lên, cảm thấy hứng thú và mong muốn khám phá chính những sự khác biệt về văn hóa. Hầu hết đã có thể làm chủ được cuộc sống. Hình thành thói quen. Có tâm lý ổn định hơn, hiểu được những gì là quan trọng và cần thiết cho mình, có ít nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý những khủng hoảng về cảm xúc trong những năm tháng xa nhà.

Bắt đầu từ giai đoạn này, du học sinh cũng phải tập trung nhiều hơn vào việc học hành, thi cử. Những cuộc nói chuyện với người thân ở quê nhà cũng thưa dần.

Hiểu được các trạng thái tâm lý của du học sinh là vô cùng quan trọng, từ đó mới có thể đưa ra những lời khuyên, những cảnh báo trước để giúp học sinh không bị shock về văn hóa hay những bất ổn về tâm lý nơi đất khách quê người.

Thái Hải (SSDH) – Theo Đăng Hiển (Du học Eduzone)

Share.

Leave A Reply