Chàng trai vàng Olympic đạt điểm ATC top cao nhất thế giới

0

SSDH – Trước kỳ thi chuẩn hóa ACT, Nguyễn Công Thành, từng đoạt huy chương vàng Vật lý vừa xuất sắc đạt điểm ACT 34/36, top 1% cao nhất thế giới.

 

Chàng trai vàng Olympic đạt điểm ATC top cao nhất thế giới 

Nguyễn Công Thành được Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận tặng bằng khen trong lễ tôn vinh Học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và học sinh xuất sắc nhất trong kỳ thi THPT quốc gia.

 

Nguyễn Công Thành (sinh năm 1997) là sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chàng trai này vừa đạt điểm số ACT (American College Testing) 34/36  trong đợt thi ACT toàn thế giới, diễn ra tháng 12/2015. Với kết quả này, Thành lọt top 1% thí sinh toàn thế giới có điểm số cao nhất. Đây cũng là điểm số ACT trung bình ‘đầu vào’ của các sinh viên ĐH Harvard hàng năm.

Trước đó, Công Thành đoạt huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế.

 

Với các bạn muốn du học, những kỳ thi chuẩn hóa là phần không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký. Các trường đại học tại Hoa Kỳ yêu cầu một trong hai kỳ thi: ACT (American College Test) hoặc SAT (Scholastic Assessment Test).

 

Theo đánh giá của mình, SAT là kỳ thi yêu cầu lượng từ vựng tiếng Anh ‘kinh hoàng’: 80% số từ đó có lẽ cả đời không bao giờ nhìn thấy trừ trên tập đề thi SAT. Trong khi đó, từ vựng của ACT chủ yếu là những từ thông dụng.

 

Theo giáo viên tại trung tâm, câu hỏi phần Toán của SAT không khác Prose Fiction – phần trong bài Đọc của ACT. Với thời gian ôn thi dưới 2 tháng, mình quyết định ACT là lựa chọn tốt hơn. Đây cũng là lý do khiến bạn nào lười học từ vựng SAT thì nên xem qua về ACT. Sau khi thi thử hai lần được 31/36 và 33/36 điểm ACT, mình được tặng học bổng miễn phí toàn phần khóa học tại trung tâm.

 

ACT gồm 4 bài thi: English (75 câu – 45 phút), Maths (60 câu – 60 phút), Reading (40 câu – 35 phút) và Science (cũng 40 câu – 35 phút). Ngoài ra còn có phần Writing (40 phút) không bắt buộc, tuy nhiên những trường đại học nổi tiếng vẫn bắt thi phần này.

 

ACT là kỳ thi có sức ép thời gian cao, mỗi câu hỏi của ACT chỉ cho khoảng 80% thời gian so với SAT. Vì vậy, việc quản lý thời gian và tăng tốc độ đọc hiểu khá quan trọng.

 

Phần thi Tiếng Anh có thể không gây khó khăn với những bạn có ý định du học từ trước. Cá nhân mình đầu tư 99,9% thời gian học cấp ba cho Vật lý để tham gia thi quốc tế, nên phải có thủ thuật trong bài thi English của ACT.

 

Theo kinh nghiệm của mình, lựa chọn ngắn nhất thường đúng; ‘OMIT’ hoặc ‘NO CHANGE’ thường là lựa chọn đúng… Tất nhiên, quan trọng nhất vẫn phải có gốc Tiếng Anh để chọn được đáp án mà không phải dựa vào ‘mánh khóe’

 

Phần Maths (Toán học), học sinh có thể đạt 36/36. Phần khó chủ yếu là từ vựng Toán học. Chăm chỉ làm đề là cách tốt nhất để xử lý vấn đề này.

 

Reading (Đọc hiểu) là phần mình sợ nhất. Lần đầu thi thử ACT, mình đã khoanh bừa gần một nửa. Phần này đặc biệt ép thời gian với trung bình 8 phút mỗi đoạn và dư 3 phút để điền vào giấy thi. Thông thường, mỗi thí sinh có chiến thuật riêng với Đọc hiểu.

 

Phần Science (Khoa học) bao gồm: Khoa học chiếm 4/40 câu, còn lại là đọc hiểu đồ thị, số liệu.

 

Thậm chí, một bài không khác đọc hiểu. Những người mới thi thường sẽ đọc toàn bộ nội dung, sau đó mới đọc câu hỏi. Vì thế, chưa đọc được một nửa đề, bạn đã hết giờ. Thực tế, bạn có thể làm mà không cần hiểu hết nội dung bài.

 

Cách làm tối ưu ở phần Science (Khoa học) là đọc câu hỏi, tìm đồ thị hoặc thí nghiệm mà câu hỏi nhắc tới, tìm nội dung và khoanh đáp án. Nhưng để đạt điểm 36/36 phần này, thí sinh phải nắm chắc lượng 4/40 câu hỏi khoa học. Phần câu hỏi khoa học hoàn toàn có thể trả lời chỉ với kiến thức đã học phổ thông ở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý.

 

Phần này có một cái khó giống Maths (Toán học) là từ vựng khoa học, nhưng mình không ngại lắm vì đã có kinh nghiệm làm đề IPhO gốc Tiếng Anh. Với người không có vốn từ vựng, cách tốt nhất vẫn là chăm chỉ.

 

‘Mánh khóe’ trên chỉ có thể kéo điểm ACT lên mức 24/36, nghĩa là hơn trung bình nếu xét trên toàn thế giới, nhưng thấp nếu tính đầu vào các đại học danh tiếng.

 

Còn với số điểm 30 trở lên, bạn phải có một  chiến thuật ôn thi tốt. Chiến thuật của mình là chăm chỉ làm đề hiệu quả. Với mỗi câu sai (hoặc đoán mò), mình sẽ đánh dấu để xem lại, đánh giá sai vì cái gì, làm sao để sửa.

 

Một trong những lỗi hay gặp ở nhiều học sinh là ‘sai vặt’: Đọc nhầm đề, đọc đồ thị nhầm cột, chia nhầm tỷ lệ, tính nhẩm sai…. Những lỗi sai này đều có thể sửa dần qua việc chăm chỉ làm đề. Nếu mắc lỗi này quá nhiều lần, bạn cần xem xét việc tập trung làm bài.

 

Một phần khác là tâm lý thi cử. Mình không bị phân tán tâm lý khi làm bài và có lời khuyên với các bạn rằng: Khi ngồi xuống ghế, cầm bút lên, hãy nhớ có ba thứ tồn tại bạn cần quan tâm. Đó là: Bản thân, đề thi, bài thi và giám thị. Đừng nghĩ quá nhiều đến việc ‘nếu bị điểm thấp’ hay ‘kỳ vọng của gia đình’ trong thời gian này.

 

Nguồn: Zing

Share.

Leave A Reply