Sẵn sàng du học – Thông qua kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kết luận rằng chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng phương thức hoạt động của bộ não để học các ngôn ngữ khác trong lúc ngủ.
Hiện nay, nhiều người vẫn hay có suy nghĩ rằng thời gian ngủ là quãng thời gian vô dụng. Điều này khiến người ta đặt ra một câu hỏi: Vậy thời gian ngủ có thể trở nên có ích hơn bằng cách nào? Lấy một ví dụ cụ thể, liệu nó có giúp ích gì khi học một ngoại ngữ mới?
Cho tới nay, nghiên cứu thường tập trung và tính ổn định và tăng cường của kí ức được hình thành khi người ta thức, còn các hoạt động trong khi ngủ lại hiếm khi được kiểm tra. Đây chính là vấn đề khiến 2 nhà nghiên cứu Katharina Henke và Marc Züst und Simon Ruch thuộc Viện Tâm lý học và Hợp tác nghiên cứu liên ngành "Giải mã giấc ngủ: Từ thần kinh đến Sức khỏe & Tâm trí" (IRC) trăn trở đi tìm câu trả lời.
IRC là một dự án nghiên cứu liên ngành lớn được tài trợ bởi Đại học Bern, Thụy Sĩ. Trong IRC còn có 13 nhóm nghiên cứu về y học, sinh học, tâm lý học và tin học. Những nhóm nghiên cứu này nhắm tới mục tiêu khám phá cơ chế liên quan tới giấc ngủ, ý thức và nhận thức.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology đã chỉ ra rằng con người có thể nhớ được một số thông tin nghe được trong lúc ngủ.
Họ đã thực hiện thử nghiệm cho tình nguyện viên đeo tai nghe có phát những từ mới tiếng nước ngoài trong khi ngủ. Kết quả cho thấy, những tình nguyện viên này có một nhận thức nhất định đối với những thông tin được truyền tải thông qua tai nghe ngay cả trong khi ngủ.
Ví dụ, khi một người nghe được cặp từ "Tofer" (chìa khóa) và "guga" (con voi) trong giấc ngủ thì sau khi thức dậy, họ có thể xác định được các từ "Tofer" và "Guga" biểu thị các vật thể lớn hơn hay nhỏ hơn.
Điều này được các chuyên gia lý giải như sau:
Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ sâu, tế bào não không ngừng hoạt động hẳn mà thường được chia theo hai trạng thái: Trạng thái hoạt động được gọi là "trạng thái lên", và trạng thái không hoạt động được gọi là "trạng thái xuống". Hai trạng thái này xen kẽ sau mỗi 0.5 giây. Khi não bộ ở "trạng thái lên", các Nơ-ron trong não tự động tạo thành liên kết một cách vô thức, giúp chúng ta ghi nhớ thông tin trong lúc ngủ. Nghĩa của một từ mới chỉ được ghi nhận và lưu trữ trong giấc ngủ nếu cặp từ đó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong "trạng thái lên" (khoảng 2,3, hoặc 4 lần).
Marc Züst cho biết, hồi hải mã – một bộ phận não thiết yếu trong quá trình học tập khi tỉnh táo – cũng góp phần tìm kiếm thông tin hình thành khi ngủ.
"Thật thú vị, khu vực ngôn ngữ của não và hồi hãi mã – trung tâm lưu trữ kí ức trong não – đã được kích hoạt trong quá trình tìm lại những từ học được trong giấc ngủ, vì những cấu trúc này của não thường chỉ điều hành việc học từ vựng khi thức. Những cấu trúc não này điều chỉnh sự hình thành trí nhớ hoàn toàn riêng biệt với trạng thái ý thức phổ biến là vô thức khi ngủ sâu, tỉnh táo khi thức giấc.", Marc Züst chia sẻ.
Như vậy, thông qua kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng phương thức hoạt động của bộ não để học các ngôn ngữ khác trong lúc ngủ.
Thí nghiệm này đánh dấu một bước tiến trong việc sử dụng thời gian để tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả hơn. Nhà nghiên cứu Katharina cho biết: "Trong những năm tới, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu sẽ phương thức tối ưu giấc ngủ sâu để thu thập thông tin mới và hệ lụy nó mang lại."
Cá Domino (SSDH) – Theo Sciencedaily, Insider