Điểm danh 10 trường công nghệ hàng đầu Ấn Độ

0

SSDH – Nhiều sinh viên vẫn thường ví Ấn Độ là “cái nôi công nghệ” và là điểm đến lý tưởng để học tập và tích lũy kiến thức.

 

Ấn Độ đang trở thành “sự thèm muốn” của các sinh viên trên toàn thế giới với ngành đào tạo đa dạng như: công nghệ không gian, công nghệ thông tin, công nghệ hạt nhân, công nghệ sinh học, công nghệ viễn thông và nhiều ngành công nghiệp khác như luyện thép, chế tạo. Đây cũng là một địa điểm lý tưởng để nhiều sinh viên giỏi đang theo học tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới lựa chọn để thực tập và tích lũy kinh nghiệm.

 

Cơ sở hạ tầng và môi trường đào tạo là hai tiêu chí được tập trung để xếp hạng đánh giá các trường công nghệ. Dưới đây là 10 “cục nam châm” ở Ấn độ của những sinh viên yêu công nghệ.

 

1. Viện Công nghệ IIT Madras

 

29012013duhocanh56.jpg

 

Đây là một trường đào tạo công nghệ nổi tiếng ở Ấn Độ và trên toàn thế giới, tập trung vào lĩnh vực khá “nóng” hiện nay như Công nghệ bào chế thực phẩm hay Dầu diesel sinh học. Ngôi trường càng khẳng định vị trí “đỉnh” của mình khi cho “ra lò” nhiều nhân vật xuất sắc, trong đó có Padmasree Warrior, Giám đốc công nghệ của Tập đoàn Motorola. Số lượng sinh viên được tuyển rất chọn lọc, mỗi năm trường chỉ tuyển 5.000 sinh viên trong số hơn 300.0000 sinh viên dự thi.

 

Xếp hạng: 1

 

Cơ sở hạ tầng: 5.9/10

 

Môi trường đào tạo: 14.6/20

 

2. Viện Khoa học Công nghệ Kanpur

 

29012013duhocanh57.jpg

 

Đây là môi trường đào tạo nhiều kỹ sư và nhà khoa học có năng lực dựa trên tiêu chí tự do về tư tưởng, tầm nhìn và khuyến khích sự sáng tạo độc lập, nâng cao giá trị con người và quan tâm đến môi trường và xã hội. Viện có khoảng 2500 sinh viên đại học và 850 sinh viên sau đại học, 300 giảng viên và hơn 1500 nhân viên hỗ trợ trong các nghành khoa học và công nghệ.

 

Xếp hạng: 2

 

Cơ sở hạ tầng: 6.9/10

 

Môi trường đào tạo: 12/20

 

3. Viện Khoa học Công nghệ Hyderabad

 

29012013duhocanh58.jpg

 

Viện có 1700 giảng viên ở 10 khoa khác nhau. Môi trường đào tạo sáng tạo ở đây đã giúp nhiều sinh viên yêu công nghệ thực hiện giấc mơ của mình thành hiện thực.

 

Xếp hạng: 3

 

Cơ sở hạ tầng: 6/10

 

Môi trường đào tạo: 10/20

 

4. Viện Khoa học Công nghệ Bombay

 

29012013duhocanh59.jpg

 

Trường được thành lập năm 1958 và là viện khoa học công nghệ đầu  tiên nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức nước ngoài với 14 khoa, 6 trung tâm và nhiều chương trình đàp tạo liên ngành. Hơn 50 năm qua, trường đã đào tạo 39,000 kỹ sư và nhà khoa học. Ngày nay chương trình đào tạo của trường đã mở rộng thêm các ngành như Kinh tế, Tiếng Anh, Triết học, Tâm lý học, Xã hội học và Quản lý học. Thiết bị học tập ở ngôi trường này được đánh giá tốt nhất trong nước.

 

Xếp hạng: 4

 

Cơ sở hạ tầng: 7.5/10

 

Môi trường đào tạo: 15.9/20

 

5. Viện Khoa học Công nghệ BHU

 

29012013duhocanh60.JPG

 

Với tuyên ngôn của người sáng lập, Mahamana Pt. Madan Mohan Malaviya Ji: “Trường không chỉ đào tạo ra những kỹ sư, nhà khoa học, bác sĩ, nhà kinh tế hay nhà thần học mà còn là những con người có nhân cách, trung thực, đáng kính trọng. Những con người đó sẽ đại diện cho hình ảnh và phẩm chất của chính ngôi trường này”, ngôi trường ngày nay đang trở thành một sự lựa chọn sáng suốt của nhiều sinh viên ở Ấn Độ và các nước trên thế giới.

 

Xếp hạng: 5

 

Cơ sở hạ tầng: 5.9/10

 

Môi trường đào tạo: 10.7/20

 

Và sau đây là 5 trường công nghệ “đỉnh” tiếp theo:

 

6. Viện Khoa học Công nghệ Delhi

 

29012013duhocanh61.jpg

 

Xếp hạng: 6

 

Cơ sở hạ tầng: 7.3/10

 

Môi trường đào tạo: 11.5/20

 

7. Viện Khoa học Công nghệ Kharagpur

 

29012013duhocanh62.jpg

 

Xếp hạng: 7

 

Cơ sở hạ tầng: 6.9/10

 

Môi trường đào tạo: 15.6/20

 

8. Viện Khoa học Công nghệ Guwahati

 

29012013duhocanh63.jpg

 

Xếp hạng: 8

 

Cơ sở hạ tầng: 6.8/10

 

Môi trường đào tạo: 11.6/20

 

9. Viện Khoa học Công nghệ Netaji Subhas

 

29012013duhocanh64.jpg

 

Xếp hạng: 9

 

Cơ sở hạ tầng: 5.6/10

 

Môi trường đào tạo: 7.5/20

 

10. Viện Công nghệ thông tin và viễn thông Dhirubhai Ambani

 

29012013duhocanh65.jpg

 

Xếp hạng: 10

 

Cơ sở hạ tầng: 5.8/10

 

Môi trường đào tạo: 8.1/20

 

Thục Uyên (SSDH)

 

Share.

Leave A Reply