Du học Anh: Khủng hoảng sức khoẻ tâm lí học đường!

0

Sẵn sàng du học – Các trường hợp mắc chứng rối loạn lo âu, tự hại và tự tử ngày càng gia tăng. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện với các nhà lãnh đạo và các giáo viên ở Anh để tìm hiểu nguyên nhân đằng sau khủng hoảng này.

ssdh-kham-suc-khoe-bac-si-sinh-vien1

Hơn tám trong số 10 giáo viên nói rằng sức khỏe tâm thần của học sinh ở Anh đã dần trở nên tồi tệ hơn trong hai năm gần đây. Ngày càng có nhiều các báo cáo về tình trạng mắc chứng rối loạn lo âu, chứng tự hại và thậm chí còn có các trường hợp tự sát – trong bối cảnh các trường học không có sự hỗ trợ đầy đủ cho học sinh.

Trong một cuộc khảo sát với 8.600 lãnh đạo, giáo viên và nhân viên hỗ trợ tại trường học, 83% cho biết họ đã chứng kiến ​​ngày càng có nhiều trẻ em không nhận được sự chăm sóc về mặt tâm lí, tăng tới 90% trong số học sinh ở các trường đại học.

Nhiều người cảm thấy bất lực trước cuộc khủng hoảng này. Có người nói rằng “nó giống như một vụ tai nạn xe hơi xảy ra một cách từ từ với thế hệ trẻ của đất nước nhưng tôi không có cách nào ngăn chặn lại được và cũng không thể nào chứng kiến.”

Một số người phàn nàn rằng việc cắt giảm kinh phí thực tế trong các trường học đang khiến việc hỗ trợ học sinh gặp khó khăn hơn, với ít nhân viên hỗ trợ hơn. “Chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Ngày càng có nhiều trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu và tự làm hại bản thân. Chỉ trong vòng 3 năm đã có đến 3 vụ tử tự ở trường của tôi.”

Cuộc khảo sát của các thành viên của Liên minh Giáo dục Quốc gia trước hội nghị ở Liverpool tuần này cũng đã đưa ra câu hỏi về lực lượng hỗ trợ thường trực trong các trường học cho học sinh gặp khó khăn.

Chưa đến một nửa cho biết trường của họ có một tư vấn viên, ba trong số 10 (30%) đã có thể nhận được hỗ trợ từ chuyên gia bên ngoài như Dịch vụ sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên (CAMHS), ít hơn 30% có y tá trường học và chỉ có 12 % có dịch vụ “sơ cứu sức khoẻ tâm thần”, được chính phủ hỗ trợ.

Hơn một phần ba số người được hỏi (37%) đã được đào tạo để giúp đỡ những người trẻ tuổi bị bệnh tâm thần, nhưng có phàn nàn rằng hỗ trợ thường không đầy đủ và không hiệu quả. “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần là dịch vụ bằng lời khuyên. Bảy thành viên của đội ngũ nhân viên được đã trải qua đào tạo – không có gì là chúng tôi không biết nhưng điều đó không làm cho chúng tôi trở thành những chuyên gia về sức khoẻ tâm tần. Đó là vẫn là một bí ẩn lớn.”

Cũng có những chia sẻ đáng buồn về những gì mà học sinh ngày nay phải trải qua. “Áp lực của các bài kiểm tra SAT và những kì vọng thường thấy đang khiến cho học sinh dễ bị tổn thương hơn. Thậm chí có những đứa trẻ chín tuổi nói về việc tự tử.”

Một người khác chia sẻ: “Tôi hiện đang chữa trị cho 15 trẻ em mất người thân, mắc chứng rối loạn lo âu, bị PTSD (chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương) hoặc cha mẹ mắc bệnh nan y.”

Các nhân viên nhà trường tham gia khảo sát cũng được yêu cầu xác định chính xác cản trở mà họ gặp phải khi hỗ trợ những người trẻ tuổi có các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Họ đổ lỗi cho việc cắt giảm kinh phí thực tế (57%), cắt giảm trợ lý giảng dạy (51%), hệ thống đánh giá luyện thi (53%) và các vấn đề khi tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ bên ngoài như CAMHS (64%).

Chính phủ đã ưu tiên hỗ trợ cho sức khoẻ tâm thần của trẻ em với nguồn tài trợ bổ sung và một chương trình giáo dục sức khỏe bắt buộc mới nhằm dạy trẻ cách chăm sóc sức khỏe tinh thần và cách nhận biết khi bạn bè gặp khó khăn.

Bộ Giáo dục cho biết: “Chúng tôi đang đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp hỗ trợ sức khỏe tâm thần với kinh phí thêm vào là 2, 3 tỷ bảng mỗi năm trong giai đoạn 2023-24. Điều này có nghĩa là vào năm 2023-24 sẽ có thêm 345.000 trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi 25 được hưởng lợi từ một loạt các dịch vụ, bao gồm các nhóm hỗ trợ mới sẽ cung cấp thêm nhân viên được đào tạo để làm việc trực tiếp với các trường học và đại học.”

Người dịch: Thuỳ Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply