Sẵn sàng du học – Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng lên hầu hết các thành phần trong xã hội Nhật Bản trong đó có du học sinh. Do nhiều cửa hàng, quán ăn phải đóng cửa nên nhiều du học sinh bị mất việc hoặc bị cắt bỏ giờ làm dẫn đến việc không thể trang trải tiền học phí cũng như các chi phí sinh hoạt.
Mất nguồn thu nhập do corona
Báo Asahi đã tới tham một sharehouse ở Osaka nơi có 8 du học sinh người Bangladesh đang sinh sống ở đây. 3 trong số du học sinh thực hiện cuộc phỏng vấn tại căn bếp tối vì điện cũng không dám bật. Rakiburu (22 tuổi) chia sẻ “Em ngưỡng mộ ngành sản xuất ô tô của Nhật nên đã tới Nhật bây giờ em đang là sinh viên đại học năm 3. Sau này em muốn trở về nước và làm việc cho một công ty của Nhật với mức lương cao”.
Trên bàn ăn là những phòng bi thư màu xanh. Các em cho biết đây là những thư thông báo của nhà trường về việc các em cần phải đóng học phí gấp. Đây là khoản học phí từ kì trước đã quá hạn và cuối tháng này cần phải nộp gấp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của corona, công việc làm thêm bị mất thì việc này hoàn toàn là không thể đối với các em ở thời điểm hiện tại.
Ngồi bên cạnh là Raihanuru (25 tuổi) em cũng đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Ngắm ngoái khi còn đi làm thêm ở conbini, em đã tiết kiệm được một ít tiền cùng với số tiền mà mẹ làm nghề nuôi cá ở quê nhà gửi sang thì cũng gần được 100 man yên cho học phí của cả năm học.
Tuy nhiên, vào kì nghỉ đông em đã về nước đầu tháng 3 quay lại thì do ảnh hưởng của corona mà khách hàng giảm nên không còn việc nữa. Tại Bangladesh cũng bị phong toả do bệnh dịch, thu nhập của mẹ giảm mạnh nên không có tiền gửi sang…
Thêm vào đó là tiền nhà. 8 em ở chung tại ngôi nhà được xây từ hơn 50 năm trước, mỗi người mỗi tháng là 2 man. Nhưng tháng 4, mới chỉ đóng được 1 nửa còn 1 nửa được chủ nhà cho phép được thanh toán sau nhưng đổi lại hợp đồng mạng LAN bị cắt. Để tham gia được các buổi học online của trường các em phải tự mình chi trả tiền mạng để hợp đồng được khôi phục.
Các em cũng biết việc sẽ nhận được tiền trợ cấp từ chính phủ là 10 man yên nhưng trước mắt tiền nhà, tiền ăn, tiền học phí… thì số tiền đó cũng chỉ được một phần. Raihanuru thở dài “Em chỉ còn có 7.000 tiền tiết kiệm”.
Đây chỉ là một vài trường hợp trong số rất nhiều du học sinh đang rất khó khăn tại Nhật Bản do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Trợ cấp mà du học sinh tại Nhật có thể nhận
1, Tiền bồi thường khi buộc phải nghỉ việc
Theo ông Iwahashi thuộc tổ chức phi lợi Nhật POSSE dành cho người lao động trong đó có người nước ngoài cho biết “Bộ phận kinh doanh của các nơi làm thêm cần có trách nhiệm bồi thường”.
Tại Điều 26 trong Luật Lao động cơ bản của Nhật liên quan đến trợ cấp nghỉ việc cho biết Bộ phận kinh doanh có nghĩa vụ chi trả 60% tiền lương cơ bản và theo Điều 536 của Bộ luật Dân sự tại quy định quyền yêu cầu tiền lương, yêu cầu bồi thường 10% là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, du học sinh có thể bị bộ phận kinh doanh của các nơi làm thêm bỏ qua dù cho các em có lên tiếng nên các em cần được biết để có thể nhận tư vấn từ phía Công đoàn lao động cũng như luật sư.
Chi tiết về tư vấn có tại Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại: supportcenter@npoposse.jp
2, Trợ cấp người gặp khó khăn về vấn đề nhà ở, sinh hoạt
Ngay cả du học sinh cũng có thể sử dụng các hỗ trợ công. Một là từ phía nhà nước được gọi là Trợ cấp bảo hộ nhà ở (住居確保給付 – Jukyo Kakuho Kyufu). Đây là trợ cấp dành cho người khó khăn có nguy cơ mất chỗ ở. Theo đó người dân có thể được nhận từ nhà nước 3 tháng tiền nhà (số tiền có thể khác nhau ở từng địa phương). Điều này cần liên lạc tới các quầy tư vấn ở từng địa phương.
Ngoài ra ở từng địa phương còn có cơ quan phúc lợi xã hội với các quầy tư vấn gọi là Khoản vay nhỏ khẩn cấp (緊急小口資金 – Kinkyu koguchi shikin). Nếu như mọi thẩm định được rõ ràng thì có thể vay tối đa 20 man yên với lãi suất bằng 0.
3, Hỗ trợ đời sống người nước ngoài
Liên quan đến những mặt của cuộc sống như môi trường học tập, tại Nhật có các tổ chức giao lưu quốc tế cơ ở các địa phương.
Ví dụ như Trung tâm giao lưu quốc tế Osaka có Cổng tư vấn dành cho người nước ngoài ở đường dây 06・6773・6533 với sự hỗ trợ ở 5 ngôn ngữ trong đó có tiếng Anh và tiếng Trung bằng điện thoại hoặc thư. Sau khi nhận tư vấn tuỳ vào nội dung mà sẽ được chuyển tới các cơ quan hỗ trợ thuộc chuyên ngành đó.
Cá Domino (SSDH) – Theo Asahi