Nghi nhiễm Covid-19, du học sinh Việt Nam cần làm gì khi quyết định ở lại Canada?

0

Sẵn sàng du học – Mỗi ngày, tại Canada nói riêng và trên thế giới nói chung, con số nhiễm bệnh và tử vong tăng lên nhanh chóng. Trong thời gian tới, con số này sẽ tăng lên theo cấp số nhân mỗi ngày, ai trong chúng ta cũng cần chuẩn bị sẵn sàng. Vậy khi có triệu chứng, chúng ta nên làm gì? Chúng ta cần phải hiểu đúng, làm đúng, tìm thông tin đúng nguồn chính thống và làm theo đúng chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn. Đây là cách tốt nhất để cứu bản thân và giảm gánh nặng cho cộng đồng.

 

ssdh-du-hoc-canada-calgary-canada

Tình hình hiện tại ở Canada tính đến ngày 21/03/2020

1145 trường hợp đã được chẩn đoán dương tính với COVID-19.

13 ca đã tử vong tính tới thời điểm hiện tại.

Chính phủ Canada đã kịp thời có những biện pháp để bảo vệ người dân và hạn chế việc lây lan virus trong lãnh thổ.

Bạn cần làm gì khi nghi bị nhiễm COVID-19?

Bạn nên cập nhật thông tin chính thống từ Canada.ca – trang thông tin chính thống của Chính phủ Canada & một số trang web của Bộ Y Tế của các bang: https://www.canada.ca/en/health-canada.html

Đầu tiên, khi bắt đầu có những triệu chứng nghi nhiễm COVID-19, bao gồm: sốt, ho, hắt hơi, đau họng hoặc khó thở, bạn cần tự cách ly ngay lập tức, trong vòng ít nhất 14 ngày. Chi tiết hướng dẫn về tự cách ly tại nhà do Health Canada phổ biến, các bạn xem ở cuối bài.

Cần lưu ý, tất cả các tỉnh bang đều nhấn mạnh rằng nếu bạn có những triệu chứng sau:

  • Khó thở nghiêm trọng (cụ thể: khó thở hoặc chỉ nói được bằng những từ đơn lẻ)
  • Đau ngực dữ dội
  • Lịm đi và rất khó thức dậy
  • Cảm thấy không có khả năng nhận thức/nghĩ rõ ràng
  • Mất ý thức

Thì bạn cần gọi 911 hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất. Những triệu chứng này là nguy cấp và cần được chăm sóc chuyên môn ngay. Khi gọi 911 cần nói với họ rằng bạn thuộc diện có nguy cơ với COVID-19 để họ có sự chuẩn bị phù hợp.

Tại những thành phố nhỏ, nếu được bạn có thể nhờ người chở đến Emergency bệnh viện gần nhất, sẽ được nhập viện ngay. Còn tại những thành phố lớn, đôi khi phòng Cấp cứu bị quá tải, bạn phải chờ ít nhiều, nên tốt hơn hết hãy gọi 911 và xe cấp cứu có thể đến trong 5 phút.

Nếu như bạn chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, hoặc đang nghi ngờ nhiễm, cần làm gì cho sức khỏe cá nhân bạn?

Bước 1: Tự làm đánh giá

Sử dụng công cụ tự đánh giá online do các bang thiết kế. Hầu hết các bang đã có riêng công cụ online để mọi người có thể tự đánh giá COVID-19. Bởi vì không phải ai gặp một trong các triệu chứng kia cũng là do COVID-19, do vậy bạn cần làm bước này để xem bạn có thực sự có nguy cơ nhiễm Corona virus, và nếu nhiễm thì bạn cần làm gì?

=> Bạn sẽ được hỏi một số thông tin cơ bản, ngắn gọn về cá nhân cũng như mức độ của triệu chứng bệnh, từ đó tùy vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh, họ sẽ đề nghị bạn nên tìm đến đâu để được trợ giúp, hoặc có cần phải làm xét nghiệm hay không.

Công cụ này của một số bang có tích hợp luôn mẫu thông tin cá nhân + số thẻ bảo hiểm ở cuối trong trường hợp kết quả ở mức rủi ro cao cần làm xét nghiệm, sẽ có người liên lạc lại với bạn. Ngoài ra, với người có tiềm năng bị ở cấp trung bình hoặc cao, cuối của các trang đánh giá luôn đưa cho bạn thông tin chi tiết về phòng khám gần nhất để xét nghiệm COVID-19.

TỈNH/BANG CÔNG CỤ TỰ ĐÁNH GIÁ ONLINE
British Columbia https://bc.thrive.health/
Quebec https://covid19.empego.ca/#/
Ontario https://covid-19.ontario.ca/self-assessment/#q0
Manitoba https://sharedhealthmb.ca/covid19/screening-tool/
Alberta https://myhealth.alberta.ca/%E2%80%A6/Pa%E2%80%A6/COVID-Self-Assessment.aspx?fbclid=IwAR3EZsdu-TQ9LwS7ksGhLpkOjgiMOlp8FGw503z_Fnc0cuRROX7EPbW1xC8
Nova Scotia https://when-to-call-about-covid19.novascotia.ca/en
Saskatchewan https://www.saskatchewan.ca/
New Brunswick https://www2.gnb.ca/%E2%80%A6/respirat%E2%80%A6/coronavirus/assessment.html?fbclid=IwAR1csELyaVm9djjofxU–l3IPK5NQ42UB9a_ebl61n7pIeUJ4tWCDJetFuI
Newfoundland & Labrado https://www.811healthline.ca/covid-19-self-assessment/
Yukon https://service.yukon.ca/en/covid-19-self-assessment/
Prince Edward Island, Nunavut: Dùng công cụ của BC tích hợp cho website của chính phủ Canada https://ca.thrive.health/covid19/en

Bước 2: Nếu bạn cần xét nghiệm, rất nhiều thành phố đã bắt đầu mở các phòng sàng lọc / xét nghiệm COVID-19 dưới dạng drive-thru (ngồi trên xe) để sàng lọc hoặc kiểm tra. Do vậy hãy tìm hiểu về điều này ở thành phố mình ở để hạn chế đến những nơi có nguy cơ nhiễm/truyền bệnh cao từ/cho người khác.

Ví dụ:

Toronto: Osler's COVID-19 Assessment Centre (mở từ 10 sáng)

Michael Garron Hospital

London: Oakridge Arena (825 Valetta Street)

Montreal: Place des Festivals in downtown Montreal từ 8 sáng đến 8 tối

Vancouver: Chỗ giữa Archdiocese of Vancouver’s head offices và Viện dưỡng lão Honoria Conway

Victoria, BC: Victoria’s Cook Street.

Quebec City: Ở cổng của bệnh viện Chauveau Hospital (Loretteville sector)

Bạn không cần sợ hãi quá khi mình có những triệu chứng ban đầu của COVID-19 bởi hầu hết những người có triệu chứng nhẹ của COVID-19 sẽ có thể tự hồi phục. Dù sống ở tỉnh bang nào, nếu sức khỏe của bạn còn ở mức độ ổn thì chưa cần tự tìm đến phòng khám hoặc bệnh viện ngay. Ban đầu hãy tự cách ly, ăn uống ngủ nghỉ thoải mái, nếu triệu chứng không đỡ mà càng ngày càng tệ hơn hãy gọi 811 (đường dây nóng về sức khỏe) để được hướng dẫn, lưu ý các tổng đài giờ hơi quá tải, bạn cố gắng gọi số điện thoại của riêng một số tỉnh bang thì sẽ dễ hơn:

TỈNH/BANG SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ
Ontario 1-866-797-0000
Quebec 1-877-644-4545 hoặc 514 644 4545
Manitoba 1-888-315-9257
Winnipeg 204-788-8200
Nunavut 867-975-5772
Newfoundland & Labrador 1-888-709-2929

Các số điện thoại này dùng để hỏi thông tin và nghe hướng dẫn từ y tá là chính, nếu sức khỏe của bạn tệ, xin nhấn mạnh là hãy gọi 911.

ĐƯỜNG DÂY NÓNG TOÀN CANADA CUNG CẤP THÔNG TIN RIÊNG VỀ COVID-19: 1-833-784-4397

 

ssdh-sinh-vien-mask-covid19

Về tự cách ly

Hãy ở nhà khi bạn bị/ nghi bị COVID-19 và tránh tiếp xúc với người khác để giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sang những người khác trong nhà và cộng đồng. Bạn nên thực hiện các điều sau:

1/ Không ra khỏi nhà trừ khi thực sự cần thiết như tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Không đi học, đi làm, hay đến các khu công cộng, không sử dụng phương tiện giao thông công cộng (ví dụ: xe buýt, taxi, rideshare..).

2/ Hạn chế khách đến nhà. Đặc biệt, không tiếp xúc với người già hoặc những người vốn có tiền sử các bệnh về phổi, ung thư, truyền nhiễm)

3/ Ở riêng một phòng trong nhà, nếu có thể thì sử dụng riêng phòng tắm, không dùng chung đồ dùng bếp và các vật dụng/chăn chiếu với người khác. Phòng bạn ở nên có thoát khí, có cửa sổ càng tốt.

Ít nhất một lần mỗi ngày, làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào như: nhà vệ sinh, bàn cạnh giường, tay nắm cửa, điện thoại và điều khiển từ xa trên tivi… bằng cồn trên 70% hoặc nước rửa có cồn.

4/Sắp xếp mua đồ ăn và đồ dùng đã dùng rồi ở cửa để không cần liên hệ với ai, luôn đứng cách xa người khác nhất 2 mét.

5/ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây và lau khô

6/ Che miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, rồi bỏ đi.

7/ Theo dõi sức khỏe và các triệu chứng của bản thân, nếu mỗi lúc một tệ hơn, hãy gọi 811 để được y tá hướng dẫn, hoặc 911 nếu nguy cấp.

Khánh Ngọc (SSDH)

Share.

Leave A Reply