Tại sao lựa chọn học ngành Quản lý Khách sạn tại Thụy Sỹ?

0

Sẵn sàng du học – Trong lịch sử của ngành thì Cesar Ritz, người Thụy Sĩ, cũng được vinh danh là “King of Hoteliers” và “Hotelier of the Kings” (thời xưa đã biết làm thương hiệu cá nhân quá tốt). 

Đa phần trước giờ các bạn học sinh cấp 3 lựa chọn đi học ngành quản lý khách sạn – du lịch tại Thụy Sĩ vì quốc gia này rất nổi tiếng trong lĩnh vực này. Trường EHL là trường đầu tiên giảng dạy chuyên nghiệp về mảng này trên thế giới. Trường Glion & Les Roches thuộc Top 3 trường Quản trị Khách sạn thế giới được NECHE công nhận. Trong lịch sử của ngành thì Cesar Ritz, người Thụy Sĩ, cũng được vinh danh là “King of Hoteliers” và “Hotelier of the Kings” (thời xưa đã biết làm thương hiệu cá nhân quá tốt). 

Tuy nhiên vẫn còn nhiều lý do khác mà các bạn sinh viên mới đi học nên biết, để vận dụng cho tốt trong quá trình học và đi làm sau này:

ssdh-sinh-vien-quan-tri-khach-san1

1. Chương trình đào tạo của Thụy Sĩ nhấn mạnh vào phần thực hành, sau đó mới đến lý thuyết quản trị

Mình chưa tham khảo nhiều các chương trình ở các nước khác, nhưng thấy đa phần cũng có cấu trúc khá giống chương trình ở Thụy Sĩ. Năm 1 và năm 2 tập trung đào tạo các kỹ năng nghề, và mình vẫn thấy đào tạo ở Thụy Sĩ mảng này tốt nhất, khá chuyên sâu và mang hơi hướm của ngành dịch vụ từ những thập niên trước. Có chút gì hoa mỹ, hoài cổ, thủ công. “Phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi”. Không phải cái gì cũ cũng là tệ. Văn hóa dịch vụ của Thụy Sĩ cũng giống như đồng hồ Thụy Sĩ vậy, tinh tế và vượt thời gian.

Nói đi cũng phải nói lại, khi lên những bậc học cao hơn, ví dụ thạc sĩ, nghiêng về nghiên cứu, thì mình lại khuyến khích học tại những quốc gia có cơ sở vật chất và tài chính mạnh như Mỹ, ở đó họ đặt nặng vấn đề nghiên cứu hơn. Lợi thế về quy mô (Economies of Scale) là thứ mà các trường Thụy Sĩ thiếu, và các đại học của Mỹ như Cornell hay University of Nevada, Las Vegas (UNLV) có.

2. Du học cũng là trải nghiệm cuộc sống địa phương 

Có những lý do mà Thụy Sĩ luôn được suy tôn là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. Môi trường sống, cách tổ chức chính phủ, lịch sử, văn hóa, v.v… đều nằm trong nhóm đầu trên thế giới. Trải nghiệm du học và sinh sống tại Thụy Sĩ là một trong những điều tốt đẹp nhất của du học sinh, và chúng ta nên trải nghiệm hết mình trong những năm học tại đây.

Xã hội ở Mỹ và Úc thì cảm giác bình dân hơn, lộn xộn hơn, và cũng rộn ràng hơn. Cuộc sống ở Thụy Sĩ như cuộc sống ở làng quê, có gì đó cổ kính, bình dị, yên bình hơn nhiều. Nơi mà một con ngỗng bị vặt cổ chết cũng lên truyền hình quốc gia, và một nghi vấn khủng bố cũng huy động cả lực lượng an ninh quốc gia vào cuộc.

3. Thương hiệu giáo dục

Thực tế là thương hiệu của Thụy Sĩ trong ngành đào tạo quản trị khách sạn – du lịch là khá tốt, và dễ được nhận diện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề được công nhận bằng là một chuyện khác, tuy nhiên việc du học ngành này ở Thụy Sĩ tạo một ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, và là bước khởi đầu thuận lợi cho nghề nghiệp.

ssdh-nganh-du-lich-khach-san-sinh-vien

 

4. Cộng đồng cựu sinh viên của trường

Alumni network (mạng lưới cựu sinh viên) là một trong những tài sản quý báu nhất của bất kỳ cơ sở giáo dục nào. Các trường ở Thụy Sĩ đa phần là nhỏ, khoảng vài trăm sinh viên mỗi năm học, nên đa phần mọi người đối xử với nhau như một gia đình, một ngôi làng. Hầu như ai cũng biết ai. Và ngay cả sau khi tốt nghiệp thì đa phần thầy cô và quản lý trong trường vẫn giữ liên lạc với một số cựu sinh viên nổi bật của từng khóa. 

Đi làm thì quan hệ xã hội là cực kỳ quan trọng. Nhiều khi còn quan trọng hơn cả việc học giỏi trong trường. Những cơ hội nghề nghiệp, thông tin và cập nhật trong ngành, sẽ giúp bạn dễ dàng vươn xa trong công việc.

Nói như vậy để các bạn biết nên học ít thôi và chơi nhiều hơn. Và chơi với các bạn nước ngoài nhiều hơn. Thời bây giờ có Facebook thuận tiện cho chúng ta giữ những mối quan hệ ở xa lâu dài, và bạn bè làm việc và sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới vẫn có thể nắm tình hình của nhau.

Bạn đi làm ở chỗ mới, khả năng cao cũng sẽ có vài du học sinh Thụy Sĩ làm việc tại đấy, nên bạn có thể tạo ra sự tương đồng và làm quen với những cá nhân này, sẽ rất tốt cho công việc của bạn.

Một điểm quan trọng khác là về cá nhân bạn, trong thời gian đi học, hãy cố gắng nổi bật, khác biệt, để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn bè hoặc thầy cô. Có thể là người học giỏi nhất, hoặc hoạt động cộng đồng năng nổ nhất, hoặc vui vẻ nhất trong lớp. Nhiều năm sau, bạn sẽ có tiềm năng được nhớ đến nhiều hơn. Đừng để thời gian đi học trôi qua một cách nhạt nhẽo, nhiều khi 2-3 năm học trôi qua mà chẳng ai trong trường nhớ đến mình.

5. Học ngành Quản trị Khách sạn nhưng vẫn đi làm các ngành dịch vụ được

Khi đi làm, có 2 dạng kỹ năng. Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Những cái bạn học về phục vụ bàn, tiếp tân, v.v… là kỹ năng cứng. Văn hóa dịch vụ Thụy Sĩ là kỹ năng mềm, và có thể áp dụng rộng rãi trong những ngành nghề khác nhau.

Như các bạn được học, hospitality (ở Việt Nam dịch là ngành công nghiệp mến khách) là bao trùm các ngành dịch vụ, ví dụ dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, v.v… nên không nhất thiết các bạn cứ phải đi theo ngạch nhà hàng – khách sạn – du lịch sau khi tốt nghiệp.

Hãy thử thách mình với các công việc trong mảng dịch vụ. Bạn có thể tận dụng các kỹ năng mềm để tỏa sáng trong công việc; và kỹ năng mềm như quản lý con người, lãnh đạo, đôi khi còn quan trọng hơn kỹ năng cứng trong việc quyết định bạn có tiến xa trong sự nghiệp hay không.

Cá Domino (SSDH) – Theo quocanhiec

Share.

Leave A Reply