Tổng quan các loại học bổng và hệ thống giáo dục tại Úc

0

SSDH – Trước khi giới thiệu về các loại học bổng Úc dành cho sinh viên quốc tế (Bậc đại học và sau đại học), mình giới thiệu qua một chút về hệ thống giáo dục Úc sau lớp 12 để mọi người dễ hình dung.

26032017duhoc15

Các loại Chứng chỉ (Chứng chỉ từ I – IV):

Các loại chứng chỉ thường đào tạo từ 3-18 tháng, đào tạo nghề (cắt tóc gội đầu, trông trẻ, trông người già…) Các loại chứng chỉ này thường dành cho các bạn học xong cấp 3 muốn học và đi làm luôn.

Chương trình đào tạo bậc Cao đẳng (Diploma và Advanced Diploma):

Chương trình này cũng được coi là dự bị đại học. Vì nếu học xong Diploma hoặc advanced Diploma có thể trực tiếp học thẳng lên Đại học và được miễn một số môn đã học trong bậc Cao đẳng. Một số học sinh không đủ điều kiện xét tuyển trực tiếp vào Đại học cũng có thể theo học chương trình này để tiếp tục học Đại học, hoặc một số muốn học để lấy chứng chỉ ra đi làm. Thời gian học cho Dipmoma là 1-2 năm, Advanced Diploma là 2-2,5 năm tùy ngành, tùy trường. Tiêu chuẩn xét tuyển của Diploma thấp hơn so với xét tuyển vào Đại học. Các bạn muốn học đại học tự túc có thể tham khảo hình thức này vì tiết kiệm khá nhiều chi phí cho học phí.

Chương trình đào tạo nghề sau Đại học: Cái này mình không rành lắm. Chắc kiểu như học CPA sau khi có bằng Đại học kế toán chẳng hạn. Chương trình này gọi là: Vocational Graduate Certificate: 6 tháng;  Vocational Graduate Diploma:1 – 1,5 năm

Chương trình đại học:

Bằng cử nhân (Bachelor Degree ): thời gian hoàn tất chương trình cử nhân ít nhất 3 năm

Bằng cử nhân danh dự (Bachelor (Honours) degree): thời gian học là 4 năm

Đối với bằng cử nhân danh dự, sinh viên phải học thêm một năm sau khi đã được cấp bằng cử nhân. Thường sẽ là làm research. Bằng cử nhân danh dự cũng sẽ được cấp nếu sinh viên đạt kết quả vượt trội trong khóa học cử nhân 4 năm trở lên. Người có bằng cử nhân danh dự có kết quả xuất sắc cũng có thể được chuyển tiếp lên học Thạc sỹ nghiên cứu hoặc Tiến sĩ.

Bằng Thạc Sĩ (Master Degree)

Ở Úc có 2 loại Thạc sĩ: Thạc sĩ (Master by coursework) và Thạc sĩ nghiên cứu (Master by research). Muốn học Master by research phải có bằng Bachelor with Honnours.

BằngTiến Sĩ (PhD)

Từ Master by course work, phải ít nhất học khoảng 3 năm mới có bằng tiến sĩ, với Master by research nếu học thẳng lên thì sẽ mất thêm 2 năm nữa thôi. Theo mình biết thì Bachelor with honors mà học xuất sắc cũng có thể học thẳng lên Tiến sĩ.

Úc có 41 trường đại học tất cả. Trong đấy có 8 trường đại học hàng đầu nằm trong nhóm Go8. Tất nhiên mỗi trường sẽ mạnh hơn về 1 ngành cụ thể, nhưng được học trong Go8 là hơi bị hoành tráng rồi.

Một số loại học bổng Úc

Thông tin này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm tìm kiếm học bổng trong 4 năm của mình,có thể chưa đầy đủ, nếu anh chị em bạn bè nào còn biết thêm nguồn nào thì vui lòng bổ sung với ạ.

Mình liệt kê ra đây một số loại học bổng mình đã từng biết (hoặc từng thử apply), các bạn có thể Google để biết thông tin chi tiết và yêu cầu của từng loại học bổng:

  • Học bổng của chính phủ Việt Nam  (911) Đối tượng của học bổng này là cán bộ nhân viên nhà nước.
  • Học bổng của Chính phủ Úc (AAS): Bao gồm AUSAID (Năm nay đổi thành AAS) và Endeavour. Học bổng AAS là học bổng phát triển, nên có ít nhiều ưu tiên cho những người làm việc cho chính phủ hoặc các hoạt động ích nước lợi nhà. AAS có điều kiện ràng buộc là sau khi học bắt buộc phải quay lại Việt Nam ít nhất là 2 năm. Stipend của AAS hiện tại là 30K/năm.

Năm 2016: Chính phủ Úc chỉ cấp 80 suất Học bổng cho bậc Master, không có suất học bổng nào cho PhD như mọi năm trước.

– Học bổng của Bộ giáo dục Úc Endeavour, học bổng này được coi là một trong những học bổng danh giá nhất của Úc, vì tiêu chuẩn xét tuyển là merit – based, và stipend cũng thuộc diện cao nhất 3000AUD/tháng. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh ngành càng khốc liệt vì tình hình kinh tế khó khăn,ngân sách cắt giảm liên tục, số lượng người được học bổng này cũng giảm đáng kể qua mỗi năm. Học bổng dành cho nhiều đối tượng, bao gồm đào tạo nghề Vocational Education Training (Diploma và Advanced Diploma), dành cho thạc sĩ, tiến sỹ, những nhân viên lâu lăm (Executive ) đi đào tạo 3-6 tháng. Nói chung, cứ nhắc đến học bổng này là thèm.

Năm 2017: chỉ có 4 người Việt Nam (1 PhD, 3 Research Fellow) đạt được học bổng này. Lí do đơn giản là bị cắt Funding. Kết quả học bổng Endeavour 2017 chỉ có 10 trang trong khi 2016 lên đến 120 trang.

– Các loại học bổng của từng trường Đại học. Về cơ bản, trường nào cũng có ngân sách của chính phủ để dành học bổng cho sinh viên quốc tế. Từ bậc đại học đến cao học và thạc sĩ. Học bổng trường có giá trị từ vài nghìn học phí, 10; 20% học phí đến 100% học phí và tiền stipend hằng tháng. Số này cũng tương đối ít ỏi nên độ cạnh tranh cũng đầu rơi máu chảy. Để tìm học bổng loại này các bạn có thể vào website của IDP Vietnam, có rất nhiều thông tin học bổng loại này.

–  Học bổng dành cho sinh viên nghiên cứu quốc tế (IPRS) học Master by research và PhD thì trường nào cũng có. Úc có 41 trường đại học tất cả, mỗi năm có khoảng 330 suất học bổng IPRS loại này được cấp. Học bổng dành cho những người có background, khả năng hoặc mong muốn làm việc trong lĩnh vực học thuật academic. Website của các trường Đại học đều có thông tin về học bổng này.

– Ngoài ra, có nhiều anh chị còn xin được nguồn của các dự án từ Prof hướng dẫn trực tiếp (những loại học bổng này chủ yếu dành cho ngành kỹ thuật hoặc làm các dự án cùng Prof.)

Cách tìm kiếm thông tin học bổng

Google, google, google và…. Google. Tiếng Việt cũng được, tiếng Anh cũng được, tiếng Việt đôi khi dẫn đến những link thú vị về kinh nghiệm xin học bổng,chia sẻ học tiếng Anh lấy học bổng… Thường những search này sẽ cho nhiều thôngtin tản mác, một số loại học bổng…

Vào website của trường. Mỗi trường đại học của Úc có một website,luôn luôn bắt đầu bằng tên trường, đuôi là edu.au. Trong website của trường,luôn luôn có mục dành cho “Future students”, ở trong đấy lại có tiếp“international”; “research”; đại khái cứ loanh quanh ở mấy mục đấy, kiểu gìcũng sẽ tìm thấy phần “scholarships” thông báo chương trình học bổng hằng năm,đảm bảo không bỏ sót.

Theo: Nguonhocbong

Share.

Leave A Reply