Sẵn sàng du học – Một vài kinh nghiệm cho anh chị em nào đang học những ngành học kinh tế ở Canada nói chung và có ý định học kế toán nói riêng.
1. Không phải ngành nào cũng có khả năng xin việc cao.
2. Khả năng cao xin được việc dựa trên nhu cầu xã hội của Canada dựa trên hiểu biết của mình: Accountancy > Finance > Marketing/Economics/IBUS/Business Administration…
3. Xin được việc chưa chắc lương đã cao.
4. Nói về Accountancy nếu học College ra với một cái Certificate in Accountancy thì lương có thể dao động từ 35k-45k 1 năm. Nếu có một cái bằng Bachelor degree in Accountancy và lấy CPA degsination thì lương khởi điểm có thể đạt tâm 55k-65k 1 năm tùy vào công ty mà bạn làm, thành phố mà bạn sinh sống và kinh nghiệm mà bạn có.
5. Không phải ai cũng có khả năng về kinh tế để lấy bằng đại học liền thì mình có thể ra đi làm lấy kinh nghiệm ở những công ty nhỏ, tạo quan hệ tốt với mọi người ở đây => Quay lại lấy 1 cái bằng bachelor => CPA hoặc lấy luôn CPA nếu bạn tự tin về kiến thức của mình và đủ số giờ yêu cầu của CPA order làm việc trong ngành. Rồi tận dụng quan hệ của mình để xin vào công ty lớn hơn.
5. Học giỏi, GPA cao chưa chắc sẽ được những công ty lớn chọn ( Big 4+: Deloitte, PwC, KPMG, E&Y, Grant Thorton….) vì họ xét tới extracurricular activites
6. Do tỉ lệ được công ty lớn chọn sau tốt nghiệp rất thấp nên cái strategy mà mình thấy rất nhiều bạn làm là học xong bằng bachelor, quay lại học tiếp post graduate degree program chuyên cho CPA students và vừa đi làm: rồi tận dụng networking event để tạo dựng tên tuổi của mình với những nhà tuyển dụng. Đây chính là lợi thế mà University đem lại cho các bạn mà mình nghĩ College ko thể hoặc rất ít.
6. Cố gắng tìm những việc làm có khả năng tăng cường sức mạnh cho resume của mình. Đặc biệt là dạy thêm cho sinh viên. Vì nó chứng tỏ được khả năng ” breaking down complicated concepts and explaining them in simpler terms”.
Tụi công ty lớn nó khoái lắm vì đó là cái khả năng bạn cần có khi nói chuyện với khách hàng. Những việc khác như: Bưng phở, làm nail hay là bất kì việc gì thì bạn cũng phải tìm được một điểm mạnh có thể ralatable vào cái việc mà bạn đang muốn xin nhà tuyển dụng. Xong chỉ cần xin sếp người Việt gất đầu confirm để tụi nó có gọi thì có người chứng minh cho mình.
7. Cố gắng tìm bạn tây càng nhiều càng tốt. Mình xin lỗi phải nói thẳng điều này, nếu đã sang đến Canada mà bạn vẫn thường xuyên giao du với hội người Việt thì rất khó để bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Giao du với người Việt để chúng ta đỡ cô đơn trong những ngày đầu nhưng các bạn nên xác định trọng tâm là về đường dài thì phải quen biết Tây càng nhiều càng tốt vì đơn giản là chúng ta đang sống ở nước của họ, không chơi với họ, bạn không biết được những gì họ đang quan tâm, vấn đề nào đang hot trong xã hội của họ => rất khó nói chuyện => rất khó kết bạn thân.
Không phải dễ vì khi mình muốn kết bạn với Tây bản xứ thì mình phải hạ mình xuống, nói chuyện khiêm nhường, sẵn sàng giúp đỡ để tụi nó lợi dụng trong chuyện học hành (ko phải chuyện tiền bạc) thì mới có khả năng cao xin việc khi học xong vì được bạn bè giới thiệu cũng là một cách được nhiều người ở đây sử dụng để chen chân vào công ty lớn.
8. Bạn làm được những gì với bằng kế toán và CPA designation:
a. Audit: đa số CPA chọn hướng này vì nó khá chung chung và mở ra nhiều cơ hội hơn thay vì bắt bạn specialized trong 1 công việc cụ thể. Lương thường thấp hơn những vị trí khác trừ khi bạn leo lên được manager (75k-100k)=> Senior manager (100k-120k) => và cuối cùng là Partner. Partner có thể bỏ túi 150k-300k 1 năm nhưng ko phải dễ để leo vị trí (climbing ladder in the corporation) như mình đề cập ở vấn đề số 7 ở trên.
b. Taxation: vị trí khá thú vị có thể làm về international tax, corporatate tax… lương cao hơn audit nhưng khả năng cao là khó chuyển việc nếu chẳng may mình ko thích công việc hoặc tệ hơn là bị downsized.
c: Advisory: vị trí cao cấp nhất trong audit firms chuyên về tư vấn khách hàng về nhiều vấn đề như internal control system, transaction support, transaction tax…. lương cao nhất và cũng khó để xin nhất.
Bây giờ nói chung chung về ngành nghề ở Canada. Thực sự mà nói, những ngành nghề nào mà các bạn ít cần phải giao tiếp với khách hàng thì khi ra trường chúng ta có nhiều khả năng cạnh tranh hơn với dân bản xứ vì so về ngôn ngữ và văn hoá thì còn lâu DHS mới so được với tụi bản xứ. Miệng mồm mình ko dẻo bằng tụi nó, bạn bè mình ko nhiều bằng tụi nó, quen biết mình ko đông bằng tụi nó thì rất khó cạnh tranh cho cùng 1 vị trí.
Nếu học những ngành chuyên về kĩ thuật: Kĩ sư, Bác sĩ, Dược, Nursing, Computer science…. đặc biệt mình thấy ngành Computer science là một ngành đang rất phát triển ở Canada vì thời đại tin học ngày càng phát triển, công ty phát triển phần mềm ngày càng tăng nên học ngành này ra ko cần phải trầy vi tróc vẩy đi tạo mối quan hệ lo cạnh tranh với dân bản xứ như bên Commerce mà học xong vẫn có việc làm lương khởi điểm cao: bèo bèo cũng 65k-75k post graduate.
Không phải dễ vì đòi hỏi khả năng toán học và logic của bạn phải khá => đây là lí do vì sao mình dễ cạnh tranh với dân bản xứ vì Toán học là thế mạnh của người VN sau những năm tháng rèn luyện cực khổ ở trường Trung Học ở VN thì mình phải cảm ơn nó vì qua đây Toán trở nên quá dễ.
– Tác giả: Tung Trinh –
Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Canada