Những trở ngại mà hầu hết du học sinh đều sẽ gặp khi du học Mỹ

0

SSDH – Trở ngại về tâm lý, ngôn ngữ, văn hóa, thủ tục xin visa, chi phí du học…. là những trở ngại lớn nhất đối với bất cứ bạn nào đang và đã đi du học Mỹ.

 

du%20hoc%20sinh.jpg

 Những trở ngại mà hầu hết du học sinh đều sẽ gặp khi du học Mỹ

 

Du học tại các quốc gia phát triển nhằm tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến, trải nghiệm bản thân và nhận về tấm bằng giá trị, là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, con đường du học thường gặp nhiều rào cản mà không phải bạn trẻ nào cũng có thể vượt qua.

 

1.Trở ngại về ngôn ngữ: Ngay cả khi học giỏi tiếng Anh ở Việt Nam, bất đồng ngôn ngữ vẫn là một trong những khó khăn lớn mà sinh viên gặp phải khi đi du học. Tiếng Anh là điểm yếu cố hữu của nhiều bạn trẻ Việt khi ra thế giới. Phần lớn học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3 không thể trò chuyện lưu loát bằng tiếng Anh với người nước ngoài về nhiều chủ đề, do hạn chế về vốn từ vựng, tiếng lóng, tốc độ nghe nói, cách phát âm… Trong khi đó, để du học hiệu quả, sinh viên không chỉ giỏi giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, mà còn phải vững kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành để có thể nghe hiểu trên giảng đường, viết luận văn hay báo cáo.

 

Hạn chế tiếng Anh khiến học sinh ngại hòa nhập với môi trường mới, kết bạn và thậm chí là lựa chọn môn học, khó bắt kịp những buổi thảo luận và thuyết trình trên lớp. Nếu chưa đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ, trường sẽ buộc sinh viên phải học thêm tiếng Anh 1-2 năm dự bị với chi phí khoảng 20.000 USD mỗi năm.

 

2. Trở ngại về chi phí: Theo học chương trình quốc tế trong nước giúp giảm chi phí cho học sinh.

 

Tiền bạc là vấn đề quan trọng khi nói đến việc du học Mỹ. Nếu bắt đầu từ đại học cộng đồng (community college) với học phí rẻ nhất, thì tổng tiền học phí, bảo hiểm sức khỏe, sách vở vào khoảng 10.000 USD mỗi năm. Ngoài ra, sinh viên cần thêm chi phí ăn ở, tiêu dùng thấp nhất khoảng 600 USD một tháng. Nếu thỉnh thoảng vui chơi, ăn nhà hàng, sắm quần áo hay tự tập cùng bạn bè, sinh viên tiêu tốn khoảng 20.000 USD mỗi năm.

 

3. Trở ngại khi xin visa: Nếu vượt qua 2 rào cản trên, phụ huynh và sinh viên tiếp tục đối mặt với trở ngại xin visa du học Mỹ hoặc các quốc gia châu Âu. Thống kê năm 2012 cho thấy, có khoảng 35,1% hồ sơ visa bị từ chối. Việc học sinh Việt Nam xin visa du học Mỹ ngày càng khó khăn do vấn đề dân nhập cư.

 

Kết quả học tập tốt và tài chính mạnh chưa đủ để đảm bảo xin visa thành công. Học sinh còn phải thể hiện được kiến thức, kỹ năng xã hội của bản thân cũng như một kế hoạch học tập rõ ràng và những dự định chắc chắn sau tốt nghiệp.

 

4. Trở ngại về tâm lý: Ở tuổi 18, nhiều học sinh vừa tốt nghiệp cấp 3 ấp ủ ước mơ du học, song vẫn e ngại khi phải sống một mình, không gia đình bạn bè ở đất nước hoàn toàn xa lạ. Không ít trường hợp sinh viên sốc văn hóa, khó hòa nhập với môi trường hoặc trở nên trầm cảm sau thời gian du học. Việc chuẩn bị tâm lý, tìm hiểu văn hóa và rèn luyện thói quen tự lập, mạnh dạn… là bước đệm cần thiết trước khi bạn muốn hòa nhập môi trường giáo dục quốc tế.

 

Nếu không vượt qua được những rào cản trên, phụ huynh và học sinh nên chuyển hướng tới các trường đào tạo chương trình quốc tế trong nước. Chẳng hạn, thay vì sang Mỹ du học Đại học Cộng đồng Houston, bạn vẫn có thể đạt được mục tiêu nếu đăng ký vào trường SaigonTech, phân hiệu của Houston tại Việt Nam.

 

Chương trình học tại SaigonTech được giám định bởi Hiệp hội các trường học miền Nam nước Mỹ (SACS), do Đại học Cộng đồng Houston cấp bằng. Tổng học phí cho 4 năm học, bao gồm chương trình tiếng Anh cho người mới bắt đầu, khoảng 420 triệu đồng. Quy định “tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất tại SaigonTech” giúp sinh viên sử dụng tiếng Anh thành thạo đủ để học tập và làm việc tại Mỹ. Ngoài ra, sinh viên còn được thực tập 6 tháng có lương tại Pháp để trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế.

 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể phỏng vấn vào các công ty đa quốc gia hoặc học thêm 2 năm ở Mỹ hay một năm ở Pháp bằng tiếng Anh, để lấy bằng đại học. Với bằng tốt nghiệp do Đại học Cộng đồng Houston cấp và giấy chứng nhận thực tập tại Pháp, sinh viên có nhiều lợi thế khi xin visa từ đại sứ quán.

 

5. Hoang mang đêm đầu tiên xa nhà: Việc vừa mới chân ướt chân ráo tới một nơi mới mẻ với ngổn ngang hành lý, ngay giữa một không gian xa lạ, sẽ khiến bạn lo phát khóc! Khi đó, có thể bạn sẽ tự đặt ra cho mình cả tá câu hỏi đại loại như “Tại sao mình không học Đại học ở nhà?”, “Liệu việc du học có phải là lựa chọn chính xác không?”, hay tệ hơn là “Hay là mình bỏ tất cả để quay về nhỉ?”.

 

Hãy ra ngoài và gặp gỡ những người bạn mới! Nói chuyện với những người đồng tình cảnh sẽ khiến bạn cảm thấy an ủi phần nào vì cảm giác được chia sẻ.

 

6. Trục trặc kỹ thuật: Những tiện ích như FaceTime, Skype, Facebook sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với mọi người ở nhà, nhưng không phải lúc nào bạn cũng dùng chúng được. Chẳng hạn như khi các thiết bị đó bị hết pin hoặc bạn quên mang bộ đổi nguồn. Sự tiện nghi của công nghệ là điều ai cũng phải công nhận, nhưng mọi thứ chỉ “chạy” tốt khi được chuẩn bị đàng hoàng.

 

Hãy mang theo một bộ đổi nguồn, tìm thông tin về các kiểu đầu cắm ở đất nước bản địa trước khi lên đường.

 

7. Lạc lõng giữa siêu thị: Có hàng tá những lựa chọn đồ ăn và thức uống tại các siêu thị và bạn có thể sẽ gặp khó khăn với việc phải làm quen với từng loại một. Tại sao không thử nghĩ đây là cơ hội quá tốt để khám phá những nhãn mác mới?

 

Gọi là tạm thời bởi vì bạn rồi cũng sẽ thích nghi được thói quen ăn uống của người dân bản địa, căn bản vẫn chỉ là thời gian đầu. Hãy thử liên hệ hãng hàng không để biết bạn có thể mang theo những sản phẩm nào. Nếu bạn sống ở thành phố lớn, nơi có một cộng đồng người Á hay người Việt đông đảo thì chắc chắn sẽ tìm thấy được siêu thị châu Á, nơi có thể tìm thấy những mặt hàng như mì gói, đồ khô, nước mắm… dễ dàng.

 

8. Bỗng dưng nhớ nhà: Cảm giác đơn độc khi không được ở cạnh những người thân cận có thể đến những khi bạn cùng nhà của bạn đã về quê vào cuối tuần (nhất là những bạn bè bản xứ), hoặc là khi bạn bè xung quanh đã có những kế hoạch riêng.

 

Chuyện trò với bạn bè quốc tế sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ hơn, ít nhất là họ sẽ hiểu được cảm giác mà chính mình cũng từng trải qua. Việc nói chuyện với những bạn bè ở nhà cũng sẽ giúp bạn nhận ra mình may mắn thế nào khi được sinh sống và học tập tại quốc gia xinh đẹp hiện tại.

 

9. Tiền, tiền, tiền: Có lẽ bạn sẽ phải cần một vài tuần để làm quen với tỷ giá của điểm đến du học. Nếu cư quy đổi ra tiền Việt, có lẽ bạn sẽ phải chịu cảnh tiếc lên tiếc xuống vì đôi khi phải trả đắt đến ba lần cho một món đồ. Chưa kể việc khiến người thu ngân bản địa phải mất kiên nhẫn chờ đợi trong lúc bạn loay hoay với những tờ tiền mới mẻ có lẽ cũng là một trải nghiệm chẳng mấy thú vị.

 

Việc lên kế hoạch tài chính từ trước là vô cùng quan trọng. Điều kiện tài chính sẽ ảnh hưởng một phần lên lựa chọn điểm đến du học của bạn, và cũng chính là tiêu chí đánh giá quan trọng của sứ quán khi cấp visa du học. Hãy đọc những bài viết về tài chính của Hotcourses và có sự chuẩn bị về việc mở tài khoản ngân hàng khi đi du học.

 

10. Thiếu thốn những thứ đồ dùng cần thiết: Có thể bạn đã “vượt biên” với một vali to ụ, nặng nề, nhưng rồi nó cũng chẳng thể mang cả cuộc sống quen thuộc theo cùng. Tuy nhiên, nếu không mang nhiều đồ đạc, bạn lại sẽ phải tốn rất nhiều tiền để mua sắm lại từ đầu.

 

Hãy liên hệ trước với ban ký túc xá của trường để tìm hiểu xem những vật dụng nào sẽ được trang bị sẵn. Điều này sẽ giúp bạn biết mình cần hoặc không cần mang theo những gì. Việc tìm hiểu thời tiết điểm đến cũng vô cùng quan trọng để chuẩn bị áo quần sao cho phù hợp.

 

Nguồn: Vietnamnet

Share.

Leave A Reply