Tôi đã tìm cách học Tiếng Anh như thế nào?

0

av115SSDH – Tôi là người Ba Lan và tôi nói tiếng Ba Lan. Nhưng ở trường chúng tôi cũng buộc phải học cả tiếng Nga nữa, bởi nước Nga là người anh em của Ba Lan.

 

Ở trường trung học, tôi đã được học tiếng Đức bởi vì họ chẳng còn ngôn ngữ nào khác để dạy. Nhưng tôi luôn muốn được học tiếng Anh.

 

Cuối cùng thì tôi cũng tìm được một trường mà tôi cho là tốt nhất để đạt được mục đích của mình. Và tôi đến với nước Mỹ với một vài ngoại lệ trừ tiếng Anh. Mọi người nói thứ tiếng mà tôi thích, sách vở đầy những từ tiếng Anh, đường phố cũng tên tiếng Anh, kể cả nghe đài và xem truyền hình cũng được nghe tiếng Anh- Ôi tiếng Anh! đâu đâu cũng có!

 

Mặc dù được nghe, được thấy và cảm nhận sự hiện diện của tiếng Anh nhưng tôi khó mà hiểu được và thể hiện được mình bằng ngôn ngữ đó. Với những bài học tiếng Anh ít ỏi mà tôi được học ở Ba Lan, tôi chỉ có thể nói tôi là ai, tôi làm gì, bao nhiêu tuổi, đến từ đâu, và vài từ ngữ lịch sự. Chỉ có thế. Nhưng đầu óc tôi luôn đầy ắp những ý nghĩ, ý tưởng, quan điểm và tôi muốn nói ra, chia sẻ với bất cứ ai đủ kiên nhẫn nghe tôi nói. Nhưng điều đó thật khó và càng làm tôi thật thảm hại vì chẳng có khả năng để thể hiện mình một cách rõ ràng và chính xác. Khi tôi nói “Me go work!” mà không phải là “I go to work”, “Me want drink.” thay vì nói ” I want to drink” và hỏi xem tôi nói có tốt không thì họ vẫn trả lời rằng tôi nói rất tốt. Mặc dù vậy tôi biết là mình cần phải làm gì đó, bằng cách nào đó để làm người ta hiểu mình dễ hơn.

 

Để đạt được mục tiêu đó, tôi đã mua sách và bắt đầu tự học, tôi học thuộc lòng từng chương một, nhưng vẫn chưa đủ, một cái gương, một bức tường và các đồ vật đúng là những người nghe tích cực nhưng chúng không biết trả lời, không biết sửa lỗi sai cho tôi. Tôi phải tìm người nào đó.

 

Để thể hiện những thành tựu của mình, tôi đã đến một trường trung học và đăng ký một khóa học tiếng Anh cho người nước ngoài, trong lớp có khoảng 30 học viên, chúng tôi đã mất gần một tiếng để giới thiệu bản thân, trong đó có Stefan, Zofia, Marek, Jose, Pedro and Maria. Họ lần lượt đứng lên và lắp bắp những từ mà tôi đã biết từ lâu như là một chữ cái, các chữ số và những từ đơn giản như cái bàn, cái ghế, cậu bé, người đàn ông, người phụ nữ. Trình độ mà lớp học này không đúng với mong muốn của tôi, và tôi nghỉ học.

 

Sau hơn một tháng tôi bắt đầu tìm một lớp học khác nhưng ở một trường đại học, trên bảng tin của trường thông báo mở lớp khá cho những người nước ngoài. Tôi đăng ký học và tham gia vào một nhóm có 4 người, sau 15 phút giới thiệu bản thân, một giáo sư ngôn ngữ đã giảng cho chúng tôi về lịch sử nước Anh, và rằng ở một nước nói tiếng Anh thì việc hiểu biết về lịch sử Anh là rất quan trọng. Và ông ta mất 3 tiếng để giảng về điều này. Và một lần nữa tôi lại bỏ học vì sự nhàm chán này.

 

Nhưng tôi vẫn không ngừng tìm những thứ, những người có thể giúp tôi đạt được mục đích của mình và sau vài tuần tôi đã tìm được một gia sư trong nhóm Tình nguyện viên phổ cập của Mỹ. Vốn từ của tôi đã tăng lên làm cho tôi thấy tự hào nhưng tôi sẽ không dừng lại để đạt được mục tiêu của mình. Trong mỗi buổi học hàng tuần tôi đã có cơ hội thể hiện mình bằng câu châm ngôn “Những kinh nghiệm tiếng Anh của tôi là nhờ vào sự kiên trì những khám phá liên tục về bản thân, một trong những cái đó là tài hùng biện mà tôi đã được. Bây giờ tôi không còn có khái niệm e ngại, hay hiểu đại khái về Tiếng Anh vì tôi sẽ cố gắng tìm mọi cách để hiểu sâu hơn. “Anh đang nói gì thế ?” Gia sư của tôi nhìn tôi ngạc nhiên. “ôi chắc là tôi phải học tiếng Anh trước khi dạy cho anh mới được”. Và đấy là buổi học cuối cùng của chúng tôi. Lần này thì gia sư của tôi bỏ cuộc!

 

Còn lại một mình trong phòng, tôi suy nghĩ mông lung. Phải chăng tôi đã mong đợi quá nhiều. Có lẽ thế, phải, cuối cùng thì một cái gương, bức tường và những đồ vật không phải là tệ, chúng không nói chuyện, không trả lời câu hỏi, chúng vô tri vô giác nhưng ít nhất chúng nghe tôi nói. Và điều quan trọng là chúng không bỏ cuộc.

 

Bài viết của Ryszard Krasowsky – Người Ba Lan

 

Khánh Trang – Theo Topics Magazine.

Share.

Leave A Reply