SSDH – Gần đây có khá nhiều bạn hỏi về học bổng du học Mỹ nhưng lại chưa biết phân loại như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi nhé.
𝑰. 𝑯𝒐̣𝒄 𝒃𝒐̂̉𝒏𝒈 𝑴𝒚̃ 𝒄𝒐́ 2 𝒍𝒐𝒂̣𝒊 𝒑𝒉𝒐̂̉ 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕
1. 𝗡𝗲𝗲𝗱-𝗯𝗮𝘀𝗲𝗱 𝗳𝗶𝗮𝗻𝗻𝗰𝗶𝗮𝗹 𝗮𝗶𝗱: Học bổng loại này cho dựa trên hồ sơ tài chính của ứng viên. Chỉ cần được nhận vào trường, bộ phận Hỗ trợ tài chính sinh viên sẽ cân nhắc về yêu cầu tài chính của sinh viên. Công thức tính: 𝘕𝘩𝘶 𝘤𝘢̂̀𝘶 𝘩𝘰̂̃ 𝘵𝘳𝘰̛̣ 𝘵𝘢̀𝘪 𝘤𝘩𝘪́𝘯𝘩 (𝘍𝘪𝘯𝘢𝘯𝘤𝘪𝘢𝘭 𝘕𝘦𝘦𝘥) = 𝘊𝘩𝘪 𝘱𝘩𝘪́ 𝘵𝘢̂́𝘵 𝘵𝘢̂̀𝘯 𝘵𝘢̣̂𝘵 𝘮𝘰̣𝘪 𝘬𝘩𝘰𝘢̉𝘯 (𝘊𝘰𝘴𝘵 𝘖𝘧 𝘈𝘵𝘵𝘦𝘯𝘥𝘢𝘯𝘤𝘦) – 𝘒𝘩𝘰𝘢̉𝘯 𝘨𝘪𝘢 đ𝘪̀𝘯𝘩 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ đ𝘰́𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘥𝘶̛̣ 𝘬𝘪𝘦̂́𝘯 (𝘌𝘹𝘱𝘤𝘵𝘦𝘥 𝘍𝘢𝘮𝘪𝘭𝘺 𝘊𝘰𝘯𝘵𝘳𝘪𝘣𝘶𝘵𝘪𝘰𝘯).
𝗟𝘂̛𝘂 𝘆́:
- Du học sinh (không có quốc tịch Mỹ hoặc không phải là thường trú nhân tại Mỹ) không được hưởng chính sách của Chương trình trợ cấp sinh viên Liên bang (Federal Student Aid). Các khoản trợ cấp dành cho sinh viên quốc tế thường là các khoản hỗ trợ đến từ trường ĐH (institutional aid) và 1 số tổ chức khác.
- Đa số học sinh phải nộp hồ sơ tài chính qua CSS Profile/ ISFAA để trường tiến hành xem xét. Một số trường sẽ yêu cầu điền form riêng (Dickinson College, Princeton Uni,…)
- Trừ những trường có chính sách 𝚗𝚎𝚎𝚍 𝚋𝚕𝚒𝚗𝚍 (không quan tâm đến khả năng chi trả của sinh viên khi xét hồ sơ) như MIT, Harvard, Princeton, Yale, Amherst, đa số các trường còn lại theo diện 𝚗𝚎𝚎𝚍 𝚊𝚠𝚊𝚛𝚎 (có dựa trên tiềm lực tài chính của sinh viên để quyết định chấp nhận hay từ chối nhận sinh viên) và không đảm bảo sẽ thoả mãn 100% nhu cầu về tài chính của sinh viên do số lượng quỹ có hạn. Có một số trường như CalTech, Duke, Williams College, Columbia, Colgate,…cũng cho sinh viên quốc tế khá nhiều gói hỗ trợ tài chính cao.
- Việc cho sinh viên các khoản miễn học phí (tuition grant) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, tài sản, số lượng anh chị em,…
- Trường ĐH tư thường có các gói hỗ trợ tài chính lớn hơn trường công.
=> 𝗖𝗮̂𝘂 𝗵𝗼̉𝗶 𝗰𝘂̉𝗮 𝗻𝗵𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗯𝗮̣𝗻 : Nhà em chỉ có tài chính $10k/năm liệu có đủ không? Câu trả lời: 𝘛𝘶𝘺̀ 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘷𝘢̀𝘰 𝘦𝘮. Nếu em là mảnh ghép mà các trường ĐH có chỉ lệ trúng tuyển thấp (từ 5-20%) đang tìm kiếm, em sẽ có cơ hội. Còn không, khả năng bị từ chối nhận vào trường vì lí do tài chính rất khó thể xảy ra (và các trường chắc chắn sẽ không nói rõ lí do này trong thư). Trong trường hợp trường không nỡ đánh mất 1 học sinh tiềm năng, họ sẽ động viên học sinh thử tìm cách nộp thêm một khoản nữa.
2. 𝗠𝗲𝗿𝗶𝘁-𝗯𝗮𝘀𝗲𝗱:
Không xét tài chính của sinh viên, các khoản học bổng (scholarship) dựa trên thành tích học tập, năng khiếu thể thao, âm nhạc, nghệ thuật,…Loại hỗ trợ tài chính dạng này sẽ giao động từ vài nghìn USD – toàn bộ học phí (full tuition). Một số trường như Clark University sẽ cho thêm 1 khoản nhỏ (stipend) để sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt.
𝗟𝘂̛𝘂 𝘆́:
- Những suất học bổng này cực kì cạnh tranh.
- Những người đã có financial aid vẫn có quyền được xin thêm các khoản scholarship.
- Một số trường yêu cầu điền form học bổng riêng (Iowa State University, Illinois Wesleyan University,…), đa số tự động xét theo hồ sơ học sinh, một số đưa ra luôn điều kiện về GPA + điểm SAT để cho luôn học bổng (University of Alabama, University of South Florida,…)
=> 𝗖𝗮̂𝘂 𝗵𝗼̉𝗶 𝗰𝘂̃ : Nhà em chỉ có tài chính $10k/năm liệu có đủ không? Câu trả lời: Quá khó, gần như không thể! Riêng tiền ăn ở, sách vở, sinh hoạt đã là $15k-$17k rồi.
𝗩𝗮̣̂𝘆 𝗴𝗶𝗮 đ𝗶̀𝗻𝗵 𝗰𝗮̂̀𝗻 𝗯𝗮𝗼 𝗻𝗵𝗶𝗲̂𝘂 𝗹𝗮̀ 𝗮𝗻 𝘁𝗼𝗮̀𝗻? Tối thiểu $20k/năm, kể cả là need-based financial aid hay merit-based scholarship.
𝑰𝑰. 𝑪𝒂́𝒄 𝒚𝒆̂́𝒖 𝒕𝒐̂́ 𝒙𝒆́𝒕 𝒉𝒐̣𝒄 𝒃𝒐̂̉𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?
Các trường sẽ quan tâm đến: thành tích học tập xuất sắc (academic exellence), leadership ability (khả năng lãnh đạo), và thành tích cá nhân (personal achievement). Mình sẽ đi từng yếu tố:
𝟭. 𝗔𝗰𝗮𝗱𝗲𝗺𝗶𝗰 𝗲𝘅𝗰𝗲𝗹𝗹𝗲𝗻𝗰𝗲 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗼̛̉ đ𝗮̂𝘂? GPA, điểm thi chuẩn hoá (standardized test scores) và academic rigor (AP, International baccalaureates)
- GPA đứng trong top 1% lớp, > 9.4 là lí tưởng nhất. GPA càng thấp thì cơ hội càng giảm. GPA dưới 8.5 thì nên nói lời tạm biệt với học bổng full tuition.
- SAT 1400+ là mức an toàn. SAT 1500+ là lí tưởng hơn cả.
- Có điểm AP/IB tốt là lợi thế khi xin học bổng Mỹ.
𝗟𝘂̛𝘂 𝘆́:
- Theo lý thuyết, SAT cao có thể cải thiện điểm số. Nhưng GPA dưới 8.0 thì khó mà cứu nổi.
- GPA cao nhưng SAT không cao lắm (>1300), bạn vẫn có cơ hội vì nhiều trường giờ cũng không quá quan tâm SAT. Thấp qúa mà thấy không tự tin tốt nhất là không nộp.
- SAT cao, GPA thấp => Bạn sẽ bị đánh giá là thông minh nhưng lười. Vẫn sẽ có cơ hội xin học bổng nhưng khả năng full-tuition vô cùng hiếm. Trường top 50 NU thì khỏi nghĩ đến.
- IELTS CHỈ LÀ CHỨNG CHỈ VỀ MỨC ĐỘ THÀNH THẠO TIẾNG ANH. Thoả mãn yêu cầu về ngôn ngữ, bạn vào. Ngoài ra, IELTS không có giá trị gì hơn, kể cả 9.0.
2. 𝗟𝗲𝗮𝗱𝗲𝗿𝘀𝗵𝗶𝗽 𝗮𝗯𝗶𝗹𝗶𝘁𝘆 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗼̛̉ đ𝗮̂𝘂? Các vị trí lãnh đạo khi hoạt động ngoại khoá.
- Mình đã nói rất nhiều về việc không nên tham gia ngoại khoá dàn trải. Nên chỉ tập trung vào một vài hoạt động nhưng thực sự xuyên suốt gắn bó (commitment).
- Quan trọng nhất, ngoại khoá phải thể hiện khả năng dẫn dắt, đứng đầu của bạn. Các trường ĐH, đặc biệt các trường top, tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo để về sau có thể xây dựng danh tiếng cho trường. Tham gia nhiều hoạt động với tư cách thành viên đôi khi chính là red flag lớn trong hồ sơ. Hãy đảm báo có ít nhất từ 1 vị trí như president hay founder.
𝗟𝘂̛𝘂 𝘆́:
– Mọi ngoại khoá cho hết vào CV
– Cert, video, ảnh chứng minh bạn có làm ngoại khoá đều không cần gửi nếu không được yêu cầu. Các loại tài liệu này là tài liệu phụ (supplementary materials). Trừ những giấy tờ mang tính quan trọng, tốt nhất là không nên gửi. Mỗi năm, các trường nhận hàng chục nghìn hồ sơ. Họ không có thời gian xem và cũng không muốn xem video bạn chơi đàn đâu hay tranh vẽ của bạn đâu (trừ khi bạn app ngành Music hay Fine Art).
𝟯. 𝗣𝗲𝗿𝘀𝗼𝗻𝗮𝗹 𝗮𝗰𝗵𝗶𝗲𝘃𝗲𝗺𝗲𝗻𝘁 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗼̛̉ đ𝗮̂𝘂? Thành tích & bài luận.
- Nếu có giải từ quốc gia trở lên, bạn có lợi thế.
- Thi mà không có giải thì đừng ghi. Ghi vào người ta càng có cơ sở nghi ngờ năng lực của bạn.
- Thành tích hay ngoại khoá chỉ nên trong phạm 2-3 năm gần nhất. Ghi CV dài qúa cũng không cần thiết.
- Bài luận là nơi bạn thể hiện con người mình là ai. Có rất nhiều người hỏi ai xác thực ngoại khoá của bạn. Như nhiều anh chị trong group đã trả lời: tất cả thể hiện trong bài luận của bạn. Trừ khi là người nói dối siêu đỉnh, bạn không thể qua mắt hội đồng tuyển sinh.
- 1 bài luận chính trên common app. Sẽ có những trường yêu cầu viết bài luận phụ.
𝑰𝑰𝑰. 𝑻𝒐́𝒎 𝒍𝒂̣𝒊, 𝒙𝒊𝒏 𝒉𝒐̣𝒄 𝒃𝒐̂̉𝒏𝒈 𝑴𝒚̃ 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒄𝒉𝒖𝒂̂̉𝒏 𝒃𝒊̣ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒈𝒊̀?
1. Thành tích học tập tốt: GPA > 9.0, SAT > 1400, SAT > 1500 (trường top), thêm AP 4-5 để gia tăng lợi thế cạnh tranh
2. IELTS > 7.0
3. Hđnk với vai trò lãnh đạo
4. Bài luận cá nhân xuất sắc
5. 2-3 thư giới thiệu của giáo viên
6. Hồ sơ tài chính > $20k
𝗟𝘂̛𝘂 𝘆́:
- Trường càng có xếp hạng cao, hồ sơ càng phải toàn diện. Điểm SAT khủng không thể cứu nổi một bài luận nhạt nhoà.
- Học bổng càng giá trị, yêu cầu càng cao.
- Nộp càng muộn, học bổng càng ít.
- Thông thường, các trường ĐH Mỹ có 3 hạn nộp hồ hồ sơ: tháng 11, tháng 1 năm sau, tháng 4 năm sau. Các trường tốt thì chỉ đến tháng 1 là ngưng nhận.
- – Mọi kết quả chỉ được tính trước thời gian nộp. Cho nên, mọi yếu tố nên hoàn thiện muộn nhất là trước tháng 1 năm lớp 12. Kết quả sau đó không có giá trị trong hồ sơ (trừ khi bạn chọn gap year – sau năm 12 mới nộp).
- Hãy chủ động học và thi từ sớm. Đừng cái gì cũng dồn đến năm cuối. Nhỡ kết quả không như ý thì sao?
- Còn rất nhiều vấn đề như nộp theo hạn ED, EA, RD như thế nào, viết luận ra sao, chọn ngoại khoá nào,…dài quá mình không viết hết trong 1 post được. Nhưng, tinh thần là như thế. Chúc các bạn may mắn!
P/S: Đây hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm cá nhân và tìm hiểu riêng của mình. Nếu nó không đúng với bạn, hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với các bạn khác.
SSDH (nguồn: học giỏi đi tây)