SSDH – Truyền thông luôn là một ngành học có sức hấp dẫn với các bạn trẻ bởi tính chất năng động, sáng tạo. Hi vọng qua bài viết dưới đây, bạn sẽ có thêm góc nhìn về ngành này nhé!
Xem thêm:
Học Truyền Thông ở Đức có gì vui?
Những trường đào tạo ngành Truyền Thông tốt nhất tại Anh
Hello mọi người, mình có đọc được băn khoăn của nhiều bạn về việc theo học ngành Truyền thông thì nên học trường nào? Học ở Việt Nam hay nước ngoài? Ngành này có cần thiết phải đi du học không? Những câu hỏi ấy trước đây mình cũng chính là nỗi niềm băn khoăn của mình, mà mùa thi gần đến, mùa apply hồ sơ du học đang cận kề rồi, nên mình mạn phép chia sẻ vài điều theo kinh nghiệm và góc nhìn của mình.
1. Hiểu về ngành nghề: Truyền thông (Communication) là một lĩnh vực khá rộng. Nhóm ngành liên quan bao gồm: Báo chí-Truyền hình, (Journalism- Television broadcasting), Quảng cáo (Advertising), Quan hệ công chúng (Public Relation), Mass Media, v.v.
Vậy nên học về Truyền thông thường thì mọi người sẽ phải chọn 1 hướng chuyên để theo (specific area), ví dụ học Communication-Public Relation chẳng hạn. Chọn đúng hướng chuyên ngành để theo học sẽ giúp cụ thể hoá công việc bạn sẽ làm sau khi tốt nghiệp, tránh tình trạng mơ hồ chẳng biết làm vị trí gì là hợp.
2. Ở VN thì có thể học các nhóm ngành trong lĩnh vực Truyền thông tại Học viện Báo chí (ngành Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện…); Học viện Ngoại giao (Truyền thông Quốc tế); Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn ( Báo chí- PR); Đại học Sân khấu Điện ảnh HN (Khoa Truyền hình) và trường ĐH quốc tế lâu đời là RMIT (Communication- PR or Advertising). Đại học Swinburne VN cũng mới có ngành Media & Communication thành lập năm 2020.
3. Học nước ngoài thì nhiều trường dạy rất tốt ở Mỹ, Úc, Anh, các nước Châu Âu… Nếu học trong nhóm top Uni của Mỹ, Anh, nhóm g8 của Úc, hay các trường ranking tốt ngành Truyền thông ở Châu Âu là quá tốt rồi.
4. Học về Truyền thông, bên cạnh lý thuyết, học xử lý các study cases..v..v thì cần/nên có các kĩ năng quan trọng về việc sản xuất sản phẩm Truyền thông.
Ví dụ là: sản xuất Video (viết kịch bản, quay video, edit video); sử dụng các phần mềm thiết kế; sáng tạo nội dung; copy writing,..v..v.. Những cái này có trường dạy, có trường không dạy nên bạn phải tự học, tự trau dồi.
5. Các kĩ năng mình vừa kể trên cần thành thạo càng nhiều càng tốt vì thường thì thời gian đầu mới đi làm, hiếm có nơi nào cho các bạn làm các dự án “to to” hay xử lý các tình huống “bự bự” mà các bạn đã học trong study case ở trường cả. Mọi công việc đều bắt đầu với những sản phẩm Truyền thông từ nhỏ nhất, sau đó mới đến những công việc lớn hơn mang tính chất lên chiến lược hay quản trị được.
6. Câu hỏi mà nhiều bạn băn khoăn và mình cũng đã từng như vậy “Học ở Việt Nam hay nước ngoài?” ngành này thì nên học trong nước hay đi du học? “
Cách đây 6 năm, mình đã từng nghĩ là học ở Việt Nam để hiểu rõ insight ngành này, vì mình học về truyền thông nên cần hiểu rõ môi trường ở Việt Nam ấy. Nhưng đến lúc tốt nghiệp thì mình mới hiểu rằng trường ĐH đơn thuần dạy ta kĩ năng và kiến thức chung của ngành Truyền thông thôi. Chỉ khi nào bạn THỰC SỰ ĐI LÀM FULL TIME, gặp gỡ nhiều hơn các mối quan hệ trong nghề, tiếp xúc thực sự với khách hàng, có nhiều cơ hội va vấp, thậm chí phải trải qua bao nhiêu năm làm nghề, thì lúc ấy mới có thể tự tin là mình hiểu được.
Hơn nữa là Truyền thông mà, tất cả đều thay đổi theo từng tháng, từng năm, nên việc có bắt kịp với thị hiếu, xu hướng hay không, thì tất cả đều do mình chủ động cập nhật, quan trọng là bản thân mình cần phải nhạy bén.
7. Sau 4 năm đại học trong nước + làm thêm đủ job viết lách, sản xuất video, sáng tạo nội dung và hơn 1 năm đi làm full time chuyên viên Truyền thông, thì hiện tại mình đang cố gắng từng ngày để đi du học đây.
Nghỉ làm ở nhà chỉ để cày GRE, viết luận, chấp nhận “lùi 1 bước để tiến xa hơn”. Bởi đến giờ mình nhận ra rằng, du học không chỉ vì tấm bằng danh giá hơn, mà còn là trải nghiệm, là networking, là cơ hội để mình khám phá những năng lực mới của bản thân nữa.
8. Đứng giữa 2 hay nhiều lựa chọn, khi bạn chọn 1 cái này thì cũng có thể cảm thấy tiếc tiếc, “biết thế mình chọn cái kia” vì cái gì cũng có hai mặt mà hehe. Học ở đâu cũng có điểm cộng điểm trừ, quan trọng là cách mình nhìn nhận và thích ứng với nó. Nên hãy lựa chọn điều khiến cho bạn không phải hối hận vì đã lãng phí 4 năm đại học nhé.
Mọi thắc mắc liên quan đến học bổng/ cơ hội apply các khoá học thì các bạn đừng ngần ngại inbox chị Hoa Dinh nha, chẳng cần đi đâu xa, học bổng ở quanh ta.
Chúc các bạn vững tin vào lựa chọn của mình, good luck!
SSDH (tác giả: Ngan Hang Bui)