Học Truyền thông ở Đức có gì vui?

0

SSDH – Ngành Truyền thông luôn có sức hút đối với các bạn học sinh sinh viên hiện nay. Nếu bạn đang tìm hiểu về du học ngành này, hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây nhé!

Chào mọi người, mình là Nguyên. Mình kết thúc chương trình học thạc sỹ ngành Truyền thông tại Đức tháng 3 vừa qua. Trong bài này mình xin review một chút về ngành học của mình, hi vọng có thể giúp những bạn đang có ý định tìm hiểu về ngành này ở Đức sẽ có nhiều thông tin hơn cho quyết định của mình.

1. THÔNG TIN SƠ BỘ
Đầu tiên thì, trường mình học là Hochschule Neu-Ulm (HNU). Neu-Ulm là một thành phố thuộc bang Bayern nằm ở phía Nam nước Đức. HNU là một ngôi trường khá trẻ (mới thành lập năm 1994). Đại khái là Hochschule thì nghiên về ứng dụng hơn còn Universitaet nghiên về học thuật và nghiên cứu nhiều hơn.

Tên ngành học đầy đủ của mình là… (chuẩn bị lấy hơi)… Master of International Corporate Communication and Media Management. Bạn lưu ý giúp mình là chương trình của mình là Master, và học bằng tiếng Anh. Ngành học này ở trường HNU của mình có bậc Bachelor và học bằng tiếng Đức nha. Cấu trúc chương trình các bạn có thể tham khảo thêm ở website của trường nha vì mỗi năm đều sẽ có cập nhật mới.

[Tham khảo: Du học Đức bằng Tiếng Anh]

Đợt mình ứng tuyển thì mình tìm được chừng tầm 3 trường ở Đức có dạy về Truyền thông bậc Master, bằng tiếng Anh, mà miễn học phí. Ở Đức nếu bạn tìm Marketing hoặc Business Administration sẽ nhiều lựa chọn hơn nha, còn Communications thì tìm hơi đỏ con mắt mới ra được chương trình ưng cả về cấu trúc chương trình và mong muốn của bản thân.

[Tham khảo: Điều kiện du học Đức hệ Bachelor và Master]

2. TRUYỀN THÔNG Ở ĐÂY BẠN SẼ ĐƯỢC HỌC GÌ?
Theo hiểu biết từ bậc cử nhân truyền thông của mình, thì truyền thông là 1 mảng nhỏ trong Marketing. Tất cả những điều bạn làm để truyền tải một thông điệp đến với một nhóm đối tượng người xem/đọc một cách hiệu quả. Ngành học của mình không hẳn là 100% về truyền thông, nó còn có các môn học của khối ngành Kinh Doanh (Business) và một số các môn về

Theo mình quan sát thì thường lúc nào chương trình học truyền thông cũng sẽ chia ra thành 2 nhánh:
1 nhánh dạy về bối cảnh truyền thông trong xã hội, các thuyết (theories) về truyền đạt thông tin, sự hình thành và lịch sử của mô hình abc xyz trong truyền thông.
1 nhánh còn lại dạy về kỹ năng chuyên môn, ví dụ như về chiến lược thương hiệu (brand strategy), sản xuất nội dung (media production), digital planning (hoạch định truyền thông số),…

Sau khi học ngành truyền thông ở bậc Bachelor rồi, mình cảm thấy có một số môn cũng khá tương đồng với những gì mình đã được học. Và những kiến thức đã học ở bậc Bachelor cũng giúp mình có sự chuẩn bị tốt hơn cho những môn học ở đây. Điểm khác biệt giữa bậc Bachelor và Master, theo cảm nhận của mình, đó là ở mức độ chuyên sâu.

Ở Bachelor thì chương trình học sẽ cho bạn nhiều cơ hội để khám phá mình qua nhiều mảng khác nhau để quyết định đâu là cái bạn muốn theo đuổi lâu dài.
Ở Master thì bạn sẽ được học sâu hơn về từng mảng, ví dụ Brand Management, Digital Planning, Social Media Metrics,…. Cảm nhận riêng thì mình thấy Master vậy chứ nó lại không khoai bằng Bachelor, nếu cho mình học Bachelor ở Đức chắc mình cũng chật vật lắm, nghe mấy đứa đang học Bachelor kể thế.

Chúng ta phải học rất nhiều môn trong một cái bằng, và tất nhiên không phải môn nào cũng hay và môn nào chúng ta cũng có thể học với 100% nhiệt huyết. Nhưng mình tin là các trường đại học có lý do khi họ thiết kế ra một chương trình với các môn học như vậy. Có thể bây giờ mình không cần nó, nhưng biết đâu sau này cần thì có cái để giở lại mà xem.

Vì vậy, dù có thể bạn không thích một môn nào đó trong chương trình học, nhưng cũng đừng để điểm nó quá tệ nha, sẽ ảnh hưởng đến cái bằng nói chung. Nếu bạn tính ở lại Đức để làm việc, thì điểm số lại càng quan trọng đó.

3. CƠ HỘI VIỆC LÀM NGÀNH TRUYỀN THÔNG Ở ĐỨC
Thường các ngành nổi tiếng ở Đức mọi người hay nghĩ đến cơ khí, ô tô, kỹ thuật, IT,… chứ ít có ai nghĩ đến truyền thông nhỉ. Mà đúng là như vậy thật, vì đó là những ngành chủ đạo của nền kinh tế Đức. Còn với một ngành nghiên về khoa học xã hội với những bạn yêu thích sự sáng tạo thì lại không phải là cái mà Đức
Tất nhiên không phải vì thế thì học truyền thông ra ở Đức sẽ không có nhiều cơ hội. Cơ hội thì không ít đâu, tất cả đều do khả năng của bạn quyết định. Nên nếu bạn có đang suy nghĩ liệu cơ hội để tìm một công việc đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp tại Đức thì điều này hoàn toàn khả thi nhé.

LƯU Ý
Một yếu tố mình nghĩ cực kỳ quan trọng nếu bạn có ý định tìm một công việc tốt về truyền thông tại Đức đó chính là NGÔN NGỮ. Mặc dù các công ty lớn trong ngành đều là international corporations và sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong môi trường làm việc, việc giỏi tiếng Đức giúp bạn đi sâu hơn vào tìm hiểu văn hóa, hành vi và đặc thù của thị trường truyền thông ở Đức.
Am hiểu về thị trường tại chính quốc gia bạn đang làm việc luôn là một điểm cộng cực lớn trong quá trình tuyển dụng. Thêm nữa, có tiếng Đức giúp bạn không cảm thấy lẻ loi trong một công ty đa số là người Đức.
Ngoài ra thì, để có một cơ hội công việc tốt, hãy cố gắng tìm cho mình một vị trí internship hoặc working student từ thời sinh viên nha. Nó sẽ giúp bạn làm quen với môi trường làm việc ở Đức trước và cũng như tạo được ấn tượng tốt hơn với công ty rằng bạn đã có kinh nghiệm nhất định.

4. CÁC NGÀNH NGHỀ BẠN CÓ THỂ CÂN NHẮC
Ở Đức chọn làm truyền thông cho các công ty tập đoàn lớn cũng được, mà vào các start-up hoặc agencies cũng được luôn.

  • Những global agency trong ngành quảng cáo như Ogilvy, GroupM, Publicis hay Leo Burnett đều có văn phòng tại Đức.
  • Bộ phận marketing – sales của các công ty cũng là một nơi đón chào những bạn tốt nghiệp truyền thông với background tốt.
  • Các start-up cũng rất cần những người đa năng, đa nhiệm và linh động để có thể truyền thông thương hiệu của họ đến với nhiều người hơn.
    Đó là những hướng phổ biến cho sinh viên ngành Truyền Thông. Tất nhiên nó không chỉ giới hạn như thế, nếu bạn giỏi hơn bạn có thể xin vào làm ở kênh truyền thông lớn ở Đức như DW nữa.

KẾT
Nhìn chung 1,5 năm học của mình ở Đức rất đáng nhớ, dù phần lớn thời gian đó rơi vào đỉnh dịch. Tuy không ở lại Đức làm việc nhưng những gì mình được học và trải nghiệm ở đây cũng đã giúp mình rất nhiều trên con đường sau này của mình. Hi vọng bài review nhỏ này có thể giúp bạn phần nào có cái nhìn rõ hơn về một ngành còn được xem là chưa phổ biến lắm ở Đức.

SSDH (tác giả Nguyen Cao, Scholarship Hunters)

Share.

Leave A Reply