SSDH – Nhà ngoại giao người Mỹ Shawn Kobb nói về cách học ngoại ngữ của người Mỹ. Một ví dụ khá thú vị mà chúng ta nên biết.
Shawn Kobb – cựu nhân viên Sở Ngoại vụ Mỹ – tác giả bài viết.
Dù trên nguyên tắc, các nhà ngoại giao Mỹ không bị yêu cầu phải nói bất cứ ngoại ngữ nào khác ngoài tiếng Anh, nhưng thực tế thì khác, chúng tôi được yêu cầu phải nói thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong vòng 5 năm đầu tiên làm việc. Trong khi đó, thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ là điều bắt buộc để có được cấp bậc cao nhất. Trên thực tế, hầu hết các nhà ngoại giao Mỹ đều nói được ít nhất 3 ngoại ngữ với một mức độ thành thạo nhất định.
Đúng là, với những người thích học ngoại ngữ, một trong những lợi ích khi có được một công việc ở Sở Ngoại vụ Mỹ không chỉ là ở đó họ có cơ hội được đào tạo ngoại ngữ, mà còn là họ còn được trả tiền để đi học. Hiện tôi đang trong khóa đào tạo chuẩn bị cho đợt công tác nước ngoài thứ tư của mình. Mùa hè năm nay, tôi sẽ đến Vienna và giờ tôi đang dành 100% thời gian để học tiếng Đức. Tôi được trả tiền để đi học.
Bộ Ngoại giao Mỹ có một trường đại học mini riêng cho các nhà ngoại giao của họ, được biết đến với tên gọi Viện Ngoại vụ (FSI). Dù các môn học rất rộng như quản trị, thuyết trình, nghiệp vụ ngoại giao đều được giảng dạy tại đó, nhưng tỷ lệ lớn nhất trong đó được dành cho đào tạo ngoại ngữ.
FSI có tất cả hơn 80 ngoại ngữ để đào tạo các nhà ngoại giao, và đi qua các lớp học cũng giống như đang ở trên một tour du lịch vòng quanh thế giới vậy. Lớp này nối lớp khác, âm thanh của các thứ tiếng đa dạng: Pháp, Đức, Trung Quốc, Na Uy, Anh, Bồ Đào Nha…lấp đầy không gian như một bản hòa âm liên hợp quốc thực sự.
Một số lớn các giáo viên ở FSI là người bản địa của thứ tiếng mà họ giảng dạy và có thể truyền đạt nền văn hóa quê hương họ khi họ dạy ngoại ngữ. Rất bình thường khi bạn thấy nhiều người ở FSI tổ chức Tết âm lịch của người Trung Quốc, ngày độc lập của người Ukraine và lễ ăn chay Ramidan.
Học tập tại FSI
Các khoa ngôn ngữ khác nhau vận hành hoạt động của họ có một chút khác biệt, nhưng có một điểm chung giữa các nhà ngoại giao Mỹ trong việc học ngoại ngữ.
Chúng tôi dành tối thiểu 5 tiếng tại lớp học để hội thoại, luyện tập kỹ năng phỏng vấn, đọc, thuyết trình. Gần như toàn bộ thời gian trên lớp được dành cho thực hành ngoại ngữ, đặc biệt sau một vài tuần đầu hướng dẫn. Các lớp học hiếm khi có hơn 4 sinh viên trên mỗi giáo viên.
Ngoài thời gian trên lớp, sinh viên còn được tiếp cận với các phòng máy để sử dụng các công cụ đa phương tiện (nghe, nhìn… và nhiều công nghệ khác). Các phòng máy này luôn có giáo viên ở đó, nên học viên sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời khi họ cần.
Sau giờ học trên lớp, chúng tôi nhận được bài tập về nhà hàng ngày. Điều này cho sinh viên luyện tập ngữ pháp bên ngoài lớp học. Cách này không hiệu quả bằng hội thoại, nhưng nó giúp cải thiện các kỹ năng và cho bạn cơ hội xem lại bất cứ thứ gì bạn thấy mắc mớ.
Những mục tiêu cụ thể trong các kỳ thi
Không giống như học ngoại ngữ với mục đích thông thường, các nhà ngoại giao có mục tiêu rất cụ thể sau mỗi khóa đào tạo, họ phải vượt qua kỳ thi trước khi được bổ nhiệm cho một kỳ công tác ở nước ngoài.
Kỹ năng hội thoại hàng ngày rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, bài kiểm tra đòi hỏi bạn phải có một năng lực cụ thể ở trình độ cao trong một số môn học rất khó. Đặc biệt trong kỳ thi cuối, chúng tôi được kỳ vọng phải nói chuyện được trong một thời gian nhất định nào đó, về những chủ đề như môi trường, hệ thống chính trị, quân sự, giáo dục của Mỹ và nhiều chủ đề khác mà một sinh viên ngoại ngữ bình thương khác có thể không quan tâm.
Ngoài việc luyện tập nói về những chủ đề phức tạp này, chúng tôi cũng phải phỏng vấn người bản địa (của thứ tiếng mà chúng tôi học), và sau đó dịch lại sang tiếng Anh. Đây là một phần rất thách thức bởi chúng tôi phải kiểm soát thật tốt cuộc hội thoại, nếu không người được phỏng vấn sẽ nhanh chóng áp đảo bạn và bạn sẽ bị chìm trong cơn lũ ngôn từ của họ. Bên cạnh đó, phần đọc cũng là phần thách thức không kém. Điều này rất quan trọng, vì ngay cả những chương trình đơn giản hơn như Pimsleur hay Rosetta Stone cũng sẽ không cắt đi.
Sở Ngoại vụ Mỹ sử dụng một thang điểm được biết đến với tên gọi Bàn tròn Ngoại ngữ liên cơ (ILR). Trong hầu hết các lần làm test, chúng tôi đều giành được 3 điểm cho phần đọc và 3 điểm cho phần nói. Với những người am hiểu Khung tham chiếu ngoại ngữ cơ bản châu Âu, số điểm này tương đương với mức C1.
Mất bao lâu chúng tôi có thể đạt được số điểm này? Phụ thuộc vào từng ngoại ngữ. Nếu bạn học tiếng Tây Ban Nha, Pháp hay một thứ tiếng Roman nào đó, thường thì bạn được cho 4 tháng.Với tiếng Đức, bạn được cho nhiều thời gian hơn. Tiếng Nga, nhiều hơn nữa, và với những ngoại ngữ có cấu trúc ngữ pháp khác biệt lớn với tiếng Anh, như tiếng Hoa, Hàn Quốc, Arab, bạn được cho tới 1 năm hoặc hơn.
Điều đó có thể làm được không? Tất nhiên là được. Tôi không biết chính xác tỷ lệ những học viên đã đỗ, nhưng tôi có thể nói là khá cao.
FSI thực sự đã làm mọi thứ họ có thể để không chỉ chuẩn bị cho các nhà ngoại giao vượt qua bài test, mà còn cho cuộc sống hàng ngày. Thường thì các sinh viên sẽ được tham gia vào một chuyến đi hỗ trợ cho việc học của họ. Tôi đang hy vọng sẽ được đến Đức sắp tới trong một chuyến đi kéo dài 1 tuần để học ngoại ngữ.
Tự học là điều bắt buộc
Tất cả những điều trên đã là đủ? Có thể, nhưng…
Nếu bạn tích cực đến lớp, nếu bạn chăm chỉ làm việc, bạn có thái độ nghiêm túc và kiên trì, bạn sẽ vượt qua bài test. Bạn có thể ghi nhầm nơi sinh của mình được không? Chắc là không, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, bạn vẫn có thể để nó trôi đi theo một hướng không mong muốn. Tuy nhiên, tôi là một người tin tưởng sâu sắc rằng ai cũng cần tự học.
Tôi đặt ra những gì cần làm ở lớp và làm việc chăm chỉ vì những mục tiêu đó, nhưng cũng tự bổ sung các kỹ năng cho mình. Tôi xác định những động từ mà tôi muốn ghi nhớ và làm những tấm thẻ và chắc chắn rằng sử dụng chúng nhiều lần trên lớp trong ngày. Tôi tìm các bài báo tiếng Đức trên mạng mà tôi thấy thú vị để luyện đọc, đồng thời bổ sung từ vựng. Tôi vào các website như FluentIn3Months.com để tham khảo các mẹo mà tôi có thể học từ những sinh viên khác.
Đó là sự nghiệp và cũng là quá trình học tập của tôi. Tôi không muốn ngồi môt cách thụ động và chờ mọi thứ tự đến. Tôi muốn hành động và vạch ra một chương trình làm việc cho mình. Tôi cũng đã nói là tôi được trả tiền khi tôi đi học như thế này.
Đông Đức (SSDH) – Theo NDH