Sẵn sàng du học – Dù bạn ứng tuyển bất kỳ vị trí nào thì điều quyết định để bạn đạt được mục tiêu hay không đó chính là trả lời xuất sắc các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh xin việc khi muốn làm việc tại các công ty nước ngoài với mức lương mơ ước và môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh không còn lạ lẫm với các bạn phải không? Nhưng bạn có nhớ mình đã bị loại bao nhiêu lần chưa? Không hẳn là chuyên môn của bạn thấp kém mà có thể là vốn tiếng anh của bạn chưa tốt, bạn chưa đủ tự tin, hoặc bất kỳ một lý do nào,…Tất cả những khuyết điểm đó có thể được sửa chữa nếu bạn có tinh thần cầu tiến. Vì vậy, trước khi tham gia phỏng vấn hãy chuẩn bị tinh thần, các kỹ năng phỏng vấn cơ bản và tham khảo top 10 câu hỏi phỏng vấn cũng như câu trả lời mẫu để bạn tự tin chinh phục nhà tuyển dụng mà Aroma – Tiếng anh cho người đi làm chia sẻ trong bài viết này.
What is your greatest strength? ( Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?)
Gợi ý: Đây là câu hỏi mà hầu như các nhà tuyển dụng sẽ hỏi trong cuộc phỏng vấn. Khi bạn được hỏi về điểm mạnh lớn nhất của mình, điều quan trọng là hãy làm nổi bật về điểm mạnh trong công việc giúp bạn đặc biệt hơn so với những ứng viên khác.
Trả lời: I have an extremely strong work ethic. When I’m working on a project, I don’t want just to meet deadlines. Rather, I prefer to complete the project well ahead of schedule ( Tôi có một nguyên tắc làm việc hết sức kiên định. Khi tôi làm việc một trong một dự án, tôi không chỉ muốn hoàn thành đúng hạn. Thay vào đó, tôi muốn hoàn thành dự án trước thời hạn)
What is your greatest weakness? ( Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?)
Gợi ý: Một câu hỏi quen thuộc nữa mà nhà tuyển dụng sẽ không thể bỏ qua đó chính là hỏi về điểm yếu của bạn. Hãy đưa ra điểm yếu một cách trung thực kèm với sự khắc phục nó, để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người cầu tiến.
Câu trả lời: I used to wait until the last minute to set appointments for the coming week, but I realized that scheduling in advance makes much more sense ( Tôi đã từng chờ đợi cho đến phút cuối để thiết lập các cuộc hẹn cho tuần tới, nhưng tôi đã nhận ra rằng việc thiết lập kế hoạch trước có ý nghĩa nhiều hơn nữa).
Tell me about yourself ( Hãy giới thiệu về bản thân bạn)
Gợi ý: Làm thế nào để trình bày thông tin cá nhân vừa đầy đủ lại ngắn gọn nhất? Nhà tuyển dụng sẽ không muốn biết quá nhiều về bạn, nhưng nếu bạn chia sẻ ít thông tin họ sẽ nghĩ bạn là người không cởi mở. Do đó, tốt nhất bạn nên chia sẻ ngắn gọn về thông tin cá nhân, sở thích của bạn và những điểm mạnh của mình liên quan đến công việc đang ứng tuyển.
Trả lời: I am glad to introduce that my name is Giang. I’m 25 years old. Now, I’m living in Ha Noi. I have 4 years experience as an office staff. In my free time, I like reading book, shopping and listening to music ( Tôi rất vui khi được giới thiệu, tên tôi là Giang. Tôi 25 tuổi. Hiện tại, tôi đang sống ở Hà Nội. Tôi đã có 4 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên văn phòng. Vào thời gian rảnh, tôi thích đọc sách, đi mua sắm và nghe nhạc).
Why should we hire you? ( Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?)
Gợi ý: Bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc này? Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đưa ra những điểm mạnh làm bạn khác biệt so với các ứng viên khác đối với công việc đang ứng tuyển. Câu trả lời súc tích, đủ ý sẽ chinh phục bạn, và nên bắt đầu bằng : thứ nhất,…; thứ hai,…
Trả lời: I have the savvy, experience, and superior communication ability to be an asset to your company ( Tôi có sự hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng giao tiếp giỏi để trở thành một nhân viên trong công ty này).
What are your salary expectations? ( Bạn có mong đợi gì về mức lương?)
Gợi ý: Đây là một câu hỏi dễ nhưng nếu chủ quan cũng có thể làm bạn thất bại trong cuộc phỏng vấn. Lương là một vấn đề tế nhị, nhưng cũng cần phải thẳng thắn. Do đó, bạn có thể đánh giá mức lương một cách khách quan dựa trên năng lực thực sự của mình.
Trả lời: My salary expectations are in line with my experience and qualifications (Mức lương của tôi sẽ phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của bản thân mình).
Why are you leaving your job? ( Tại sao bạn rời bỏ công việc?)
Gợi ý: Hãy thành thật đối với câu hỏi này, nhưng tuyệt đối không được nói xấu về công ty cũ, về lãnh đạo nơi bạn đã làm việc. Thay vào đó, bạn nên đưa ra câu trả lời khôn ngoan những kỳ vọng về một công việc tốt trong tương lai.
Trả lời: I found myself bored with the work and looking for more challenges. I am an excellent employee and I didn’t want my unhappiness to have any impact on the job I was doing for my employer (Tôi cảm thấy buồn chán với công việc và đang tìm kiếm nhiều thử thách. Tôi là một nhân viên xuất sắc và tôi không muốn những cảm xúc của mình ảnh hưởng tới công việc mà tôi đã làm).
Why do you want this job? ( Tại sao bạn muốn công việc này?)
Gợi ý: Đây là cơ hội để bạn bày tỏ với nhà tuyển dụng những gì bạn biết về công việc và công ty. Hãy thể hiện nguyện vọng làm việc và cống hiến đối với công việc mà mình ứng tuyển.
Trả lời: This job is a good fit for what I’ve been doing and enjoying throughout my career. It offers a mix of short – term projects and long – term goals. My organizational skills allow me to successfully multitask and complete both kinds of projects (Công việc này rất phù hợp đối với những gì tôi đã làm và mong muốn trong suốt sự nghiệp của mình. Công việc này đáp ứng một sự kết hợp của một kế hoạch ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Kỹ năng tổ chức của tôi che phép mình hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và hoàn thành các kế hoạch đề trên).
How do you handle stress and pressure? ( Bạn làm thế nào để giải quyết những mệt mỏi và áp lực?)
Gợi ý: Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là đưa ra ví dụ về cách giải quyết mệt mỏi và áp lực của bạn trong công việc cũ.
Trả lời: I actually work better under pressure and I’ve found that I enjoy working in a challenging environment (Tôi thực sự làm việc tốt hơn dưới áp lực, và tôi đã thấy rằng tôi thích làm việc trong một môi trường đầy thách thức).
Describe a difficult work situation ( Hãy mô tả một tình huống làm việc khó khăn của bạn)
Gợi ý: Nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ làm những gì khi bạn đối mặt với những quyết định khó khăn. Tương tự như câu hỏi số 8, hãy đưa ra một ví dụ thực tế.
Trả lời:When I face a difficult decision, I often keep calm down, and think of all problems and make the best answers ( Khi tôi phải đối mặt với một quyết định khó khăn, tôi thường giữ bình tĩnh, và suy nghĩ về tất cả các vấn đề, và đưa ra những phương án tốt nhất).
What are your goals for the future? ( Mục tiêu của bạn trong tương lai là gì?)
Gợi ý : Đây là câu hỏi được thiết kế để xem bạn có phải là người dễ dàng nhảy việc nếu có cơ hội tốt. Hãy tập trung trả lời câu hỏi dựa trên công việc và công ty mình đang ứng tuyển.
Trả lời : My long – term goals involve growing with a company where I can continue to learn, take on additional responsibilities, and contribute as much value as I can. (Mục tiêu dài hạn của tôi liên quan tới sự phát triển với một công ty, nơi tôi có thể tiếp tục học hỏi, đảm nhận trách nhiệm và đóng góp nhiều giá trị mà tôi có thể).
Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Nước Anh