10 bí quyết để học ngoại ngữ

0

SSDH –  Để có thể sử dụng thành thạo một ngoại ngữ cần nhiều nỗ lực và không có con đường tắt nào để đạt được điều này.

 

10 bí quyết để học ngoại ngữ

 

1. Học từ các lỗi mà bạn mắc phải

 

Mọi người đều mắc lỗi khi sử dụng ngoại ngữ và chỉ khi mắc lỗi bạn mới có thể tăng khả năng nhận biết và sử dụng ngoại ngữ một cách chính xác.

 

Hãy thử nghiệm và chơi trò chơi với ngôn ngữ mới. Hãy thử dùng những từ mới, mẫu câu hay phát âm mới bất cứ khi nào có thể. Một cách để cải thiện khả năng ngôn ngữ của bạn là nhớ những cum từ đi cùng với nhau hơn là nhớ từng từ. Vì thế khi học một danh từ hãy nghĩ đến tính từ bổ trợ cho nó và tương tự với động từ thì hãy xem phó từ nào đi cùng. Bằng cách này bạn sẽ có thể nhớ những cụm từ và nhóm từ đi cùng với nhau.

 

2. Luyện tập

 

Nói chuyện với bạn bè hay người bản xứ luôn là cách tốt để tăng cường các kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Tuy nhiên nếu không có người để nói chuyện thì bạn vẫn có thể tự nói chuyện với bản thân khi ở nhà.

 

Phát âm là một trong những thách thức đối với bất cứ ngôn ngữ nào nên càng nhiều kinh nghiệm và lắng nghe người bản xứ nói chuyện, bạn sẽ tiến bộ hơn. Hãy tìm một đài phát thanh bằng ngôn ngữ bạn theo học, tải phần tin tức hoặc chọn nghe chương trình tin thời sự mà người bản xứ thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn học được cách phát âm chuẩn của ngoại ngữ mà bạn học.

 

Các bài hát cũng là một cách tuyệt để học từ mới và luyện trọng âm, âm điệu, vì vậy chọn một bài hát mỗi tuần và hát theo nhé.

 

3. Xây dựng vốn từ

 

Viết các từ mới trên một tấm thẻ để học là một cách luyện và nhớ từ rất tốt. Viết nghĩa của từ vào mặt sau thẻ và khi nào bạn có thời gian rảnh hãy xem chúng và thử đoán từ này trong ngôn ngữ bạn đang học là gì.

 

Nếu bạn có từ điển bỏ túi mang theo bạn có thể kiểm tra nghĩa của những từ mỗi khi bạn nghĩ đến chúng. Một khi bạn hiểu nghĩa của từ đó, hãy viết một câu với nó và nếu ở một mình, hãy đọc to nó lên.

 

Nếu bạn không ngại viết vào từ điển của mình, hãy dùng bút đánh dấu những từ mà bạn đang học để có thể tìm chúng nhanh hơn khi ôn lại chúng. Đối với những người học có trình độ cao, hãy thử đố bản thân tìm những từ không quen thuộc trong một quyển từ điển bản ngữ. Bạn cũng có thể đọc sách, tạp chí bằng ngoại ngữ mà bạn theo học, tìm những từ mà bạn không biết và chú ý đến những từ mới và ngữ pháp.

 

4. Học đồng đều

 

Hãy đảm bảo dành thời gian mỗi tuần để đọc, viết, nghe và nói cũng như nhớ ôn lại những chủ đề và từ mới mà bạn đã học.

 

Việc lên kế hoạch tập trung vào từng kỹ năng cụ thể mỗi ngày có thể giúp bạn phát triển đều các kỹ năng hơn là tập chung vào cái mà bạn thích.

 

Hãy tìm nguồn học cho mỗi kỹ năng. Với đọc chẳng hạn hãy tìm một website, sách học bạn có thể học. Với kỹ năng viết, cố gắng liên kết chủ đề mà bạn viết với cái bạn nghe và đọc. Còn kỹ năng nói hãy cố gắng tìm một người để nói chuyện hoặc tìm thời gian mà bạn có thể nói to một mình.

 

5. Đặt mục tiêu thực tế

 

Một người bản ngữ có thể biết 20 nghìn nhóm từ, nhưng nếu là ngoại ngữ thứ hai hay thứ ba bạn không cần nhiều đến vậy.

 

Để có thể xem và hiểu được tiếng Anh như những bộ phim gia đình, Shrek chẳng hạn, bạn cần biết khoảng 1,100 từ – một mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được.

 

6. Hai cái đầu hơn một

 

Có rất nhiều cách giúp bạn luyện tập kỹ năng nói tiếng Anh và bạn nên tạo cho mình một thói quen dưới đây ít nhất một lần mỗi ngày hoặc mỗi tuần.

 

Tập nói tiếng Anh với một người bạn và hãy xếp ra một khoảng thời gian nhất định để cả hai có thể nói tiếng Anh với nhau mỗi ngày hay ít nhất một lần trong tuần. Dù nói qua điện thoại, chat trực tuyến hay nói chuyện trực tiếp thì hãy dùng tiếng Anh trong các đối thoại hàng ngày của bạn. Và đừng lo lắng khi đôi khi bạn phải dùng đến tiếng mẹ đẻ của mình, miễn là bạn sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt và giữ những cuộc trò chuyện này diễn ra thường xuyên.

 

Hãy chuyển việc học thành ứng dụng, tìm các cơ hội để dùng những gì bạn vừa mới học được để đảm bảo nó là một phần vốn ngoại ngữ sống của bạn. Khi bạn học về một mẫu mới, hãy giữ nó trong đầu của mình để làm sao bạn có thể dùng nó ngay khi có thể.

 

7. Hãy giữ một cuốn từ điển bên mình

 

Luôn giữ từ điển bên mình. Nếu bạn không sử dụng từ điển bỏ túi thì hãy tải một ứng dụng cho điện thoại di động hay một trang web trực tuyến. Mỗi khi gặp một từ mới, bạn hãy kiểm tra nghĩa của nó trong từ điển và ghi nhớ để có thể quay lại học nó.

 

Khi có thời gian rảnh rỗi hãy làm quen với những biểu tượng, dấu hiệu khác nhau trong từ điển để giúp bạn có thể tìm nghĩa của từ nhanh hơn. Ví dụ, nhiều từ điển dùng những từ viết tắt để giải thích từ hay ngữ.

 

Chẳng hạn:

  • Vb – verb
  • Adj – adjective
  • Syn – synonym

Khi tìm từ trong từ điển, hãy mở rộng kiến thức của mình bằng cách đọc những từ đồng nghĩa. Ví dụ như ‘happy’, ‘joyful’ và ‘elated’. Việc xem từ đồng nghĩa sẽ giúp bạn học thêm được những từ liên quan với từ mới bạn vừa biết.

 

8. Mở phụ đề tiếng Anh

 

Xem phim bằng tiếng Anh cũng là một cách tốt và thú vị để nâng cao khả năng ngoại ngữ của bạn. Nó vừa giúp bạn luyện tập khả năng nghe, phát âm và thêm vốn từ vựng. Ngoài ra, xem phim tiếng Anh cũng cho bạn biết đến những tình huống giao tiếp hàng ngày rất tự nhiên.

 

Khi có thể, hãy mở phụ đề tiếng Anh khi theo dõi bộ phim. Nhấn dừng hay tua lại để học những từ hay ngữ mà bạn không biết hay quan tâm.. Nếu có thể xem diễn viên cận cảnh hãy chú ý đến chuyển động ở miệng và mặt để biết cách các diễn viên phát âm và thử tự luyện lại. Bạn có thể dùng một chiếc gương nhỏ để tự bắt chước cách phát âm và chuyển động. 

 

Chủ động lắng nghe rất có ích cho kỹ năng nghe của bạn hay lắng nghe và áp dụng lại những gì mình nghe được. Có thể tắt phụ đề và viết xuống những gì bạn nghe được, bấm ngừng để đủ thời gian viết. Sau đó tua lại và xem bạn hiểu đúng không. Kiểu viết chính tả này sẽ giúp bạn tập chung vào từng âm nhất định và từng từ cũng như cách từ liên kết với nhau hay trọng âm khác nhau trong đó.

 

9. Nghe đài

 

Nghe những giọng khác nhau rất quan trọng và cần nghe càng nhiều càng tốt. Nghe đài là một cách giúp bạn nhận ra cách nói tiếng Anh đặc biệt là phát âm. Hãy tìm những đài tiếng Anh nào bạn có thể theo dõi và xem lịch phát sóng để chọn chương trình bạn có thể nghe thường xuyên.

 

Phát âm là một phần quan trọng khi học một ngoài ngữ. Tập trung vào từ và trọng âm rồi tự tập nói lại cũng có hiệu quả tốt. Để làm được việc này bạn phải có phần thu âm đúng của từ, rất dễ có thể tìm thấy tại các từ điển trực tuyến hay ứng dụng trên điện thoại.

 

Nghe từ và nhại lại âm mà bạn nghe thấy. Bạn có thể dùng gương để xem cách mình phát âm.

 

10. Sử dụng không sẽ quên

 

Áp dụng tiếng Anh vào những tình huống hàng ngày khi làm việc hay ở nhà hãy nghĩ về không gian quanh bạn và mô tả nó bằng tiếng Anh. Nếu nói chuyện qua điện thoại sau khi đặt máy hãy tưởng tượng nếu dùng tiếng Anh bạn sẽ nói như thế nào. Chọn vài cụm từ hay từ chủ đạo mà bạn sẽ dùng để nói câu chuyện đó qua điện thoại.

 

Nếu muốn tập nói những cụm từ thường ngày bạn có thể nói to từ đó ra và giả bộ mình vẫn đang nói chuyện điện thoại. Tuy nhiên hãy để dành đến khi về nhà nhé.  

 

Hãy tìm và chọn hai hay ba nguồn bài học tiếng Anh bạn có thể sử dụng như website, báo, mạng xã hội hay sách. Một khi đã chọn được nguồn phù hợp cho mình hãy tập cho mình những thói quen tập luyện tiếng Anh tốt như ghi lại những từ mới vào số tay, viết từ mới xuống và viết một số ví dụ sử dụng từ đó. Chú ý đến loại từ, là tính từ, động từ hay danh từ. Nếu là động từ hãy viết xuống các thì của nó. Bạn cũng có thể viết nghĩa của từ theo tiếng mẹ đẻ của mình vào sổ nữa.

 

Hãy giữ sổ bên mình và khi có thời gian rảnh rỗi hãy xem lại những từ mới cũng như cố gắng áp dụng những từ mới ngay khi có thể. Sau đó cách duy nhất để học một ngoại ngữ thành công là chăm chỉ, luyện tập và luyện tập.

 

Để có thể sử dụng thành thạo một ngoại ngữ cần nhiều nỗ lực và không có con đường tắt nào để đạt được điều này.

 

 Nguồn: Tổng Hợp

Share.

Leave A Reply