Sẵn sàng du học – Là một trong những hãng phim lớn và thành công nhất của Hollywood nhưng Disney cũng từng “ngậm đắng nuốt cay” với 10 bom xịt này.
Có thể bạn nghĩ rằng một ông lớn như Disney sẽ luôn luôn dẫn đầu thị trường điện ảnh và không bao giờ thất bại? Bạn đã nhầm to! Cũng như bao hãng phim khác, Disney cũng từng có những bộ phim mà họ không bao giờ muốn nhìn lại.
1. Return To Oz (1985)
Mặc dù không phải là phần tiếp theo chính thức của tác phẩm đình đám Phù thủy xứ Oz năm 1939, "Return To Oz" được Disney sản xuất năm 1985 đã góp phần tạo ra một cơ hội tuyệt vời để đưa người xem trở lại xứ sở màu nhiệm ngay trong khoảng thời gian khán giả đang “khát” một phần phim chất lượng sau cơn sốt từ phần trước. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của cả Disney lẫn người hâm mộ, bộ phim này chỉ chứng minh rằng Nhà Chuột đang can thiệp vào câu chuyện kinh điển một cách thô lỗ và thiếu tinh tế.
Các nhà phê bình đã không tiếc lời chê bai về câu chuyện, cho hay họ cảm thấy phim chứa nhiều hình ảnh rùng rợn và kỳ quái, vượt xa giới hạn của một bộ phim dành cho trẻ em lúc bấy giờ. Điều này có thể khiến các bậc cha mẹ đưa con cái họ đi xem những cơn ác mộng thay vì những hình ảnh tươi đẹp mà họ hằng mong đợi.
2. Snow Dogs (2002)
Snow Dogs là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết hư cấu Winterdance: The Madness of Running the Iditarod của nhà văn Gary Paulsen. Phim xoay quanh anh chàng nha sỹ nổi tiếng Ted Brooks (Cuba Gooding Jr.) trong chuyến phiêu lưu ở Alaska. Người bạn đồng hành với Ted trong hành trình khám phá những bí mật ngay tại quê nhà lạnh giá của mình là 7 chú chó Husky – gia tài mà người mẹ quá cớ đã để lại cho Ted. Bộ phim chỉ được nhận xét là những chú chó Husky quá đáng yêu, còn lại từ kịch bản cho đến diễn xuất và các hiệu ứng đều bị “ném đá kịch liệt”. Nhiều năm về sau, khi nhắc đến Snow Dogs, nhiều khán giả còn mỉa mai đây là một trong những bộ phim “đào mỏ” người xem chứ không có tâm thực sự.
3. Around The World In 80 Days
Dựa trên cuốn tiểu thuyết kinh điển của Jules Verne, “Vòng Quanh Thế Giới Trong 80 Ngày” sở hữu dàn diễn viên hài hùng hậu như Steve Coogan, Thành Long và Luke Wilson. Tuy nhiên, mặc cho sức hút của dàn sao là rất lớn, kết quả cuối cùng phim đã thất bại trong việc gây ấn tượng tốt với các nhà phê bình và khán giả. Nhiều người đi xem cho hay họ đã phải vật lộn để ngồi xem bộ phim trong suốt 80 phút. Vì hiệu quả không tốt, bộ phim cũng không được đẩy mạnh về mặt truyền thông và ngay lập tức “chìm nghỉm” chỉ trong vài ngày ra rạp.
4. Prince of Persia: Sands of Time (2010)
Dựa trên trò chơi nổi tiếng cùng tên, Prince of Persia được Disney quảng bá rầm rộ với hy vọng sẽ tạo ra thêm một loạt phim ăn khách tương tự Cướp biển vùng Caribbean của họ. Tuy nhiên, bộ phim lại không đạt được thành công như mong đợi. Doanh thu chưa trừ chi phí quảng bá và một số chi phí khác của bộ phim chỉ rơi vào khoảng hơn 300 triệu đô la Mỹ, trong khi ngân sách là 200 triệu đô la Mỹ. Đối với khán giả Việt Nam và các nước châu Á, bộ phim vẫn không đến nỗi tệ hại nhưng Prince of Persia: Sands of Time đã bị ghẻ lạnh ngay tại quê nhà của mình, thậm chí còn bị khán giả ở các nước phương Tây cho rằng bộ phim “thiếu dấu ấn, nhạt nhẽo với những tình tiết quá dễ đoán.”
Mặc dù vậy, thành thực mà nói, ở thời điểm hiện tại, Prince of Persia là một tựa game ăn khác, rất nhiều tên tuổi lớn trong ngành điện ảnh muốn chuyển thể trò chơi này thành phim nhưng không có hãng phim nào thực sự can đảm và mạo hiểm như Disney. Họ còn thuyết phục ngôi sao nổi tiếng Jake Gyllenhaal và đầu tư rất nhiều tiền với nỗ lực trở thành người tiên phong cho thể loại này.
5. The Sorcerer’s Apprentice (2010)
Bộ phim sở hữu một kịch bản tuyệt vời với sự tham gia của ngôi sao Nicolas Cage. Bên cạnh đó, phim cũng sở hữu rất nhiều cảnh hành động đỉnh cao. Vậy tại sao bộ phim lại không thành công? Câu trả lời nằm ở những cảnh hai diễn viên chính phải thể hiện phép thuật của mình. Sự thiếu tự nhiên và gượng ép là những gì mà khán giả cảm nhận khi xem phim. Ngoài ra, những cảnh quay Fantasia cũng gây thất vọng vì được thực hiện quá sơ sài, không để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem.
Cá Domino (SSDH) – Theo cuongphim