10 tips hữu ích áp dụng cho ngày thi Ielts writing

0

SSDH – Phần thi IELTS Writing có lẽ là phần thi khó nhất vì nhiều lí do như áp lực thời gian hay chủ đề khó nhằn dẫn đến việc bí ý tưởng, từ vựng bị han chế và lạc đề. Chính vì vậy mà không phải ai nào cũng đạt được điểm như mình mong muốn trong phần thi này. Trong bài viết lần này, cô giáo San Adams sẽ chia sẻ những tips hữu ích mà sĩ tử có thể áp dụng vào ngày thi IELTS Writing của mình.

 thi-eilts.jpg

Ảnh minh họa

 

1. Phân bổ thời gian hợp lí

 

Đây là kĩ năng rất quan trọng mà sĩ tử không thể bỏ qua. Bạn có 20 phút để viết task 1 và 40 phút cho task 2. Tuy nhiên, rất nhiều sĩ tử dành quá nhiều thời gian cho task 1 nên khi chuyển sang viết task 2 thì không kịp viết xong bài. Điểm task 2 lại chiếm ⅔ tổng số điểm bài Writing nên sĩ tử sẽ bị mất rất nhiều điểm nếu viết không xong task 2. Để tránh rơi vào trường hợp này, sĩ tử nên để ý đồng hồ và khi thấy mình chỉ còn 5 phút cho task 1 thì sĩ tử nên hoàn thành câu đang viết dở rồi soát lại bài lần nữa. Như vậy sĩ tử sẽ không bị trừ điểm do bài viết dang dở. Nếu có thừa thời gian sau khi xong task 2 thì sĩ tử có thể quay lại task 1 và  chỉnh sửa, bổ sung sau.

 

2. Chọn task mà bạn cảm thấy tự tin để làm trước

 

Nhiều người nghĩ rằng nên làm task 2 trước task 1 vì đây là phần chiếm nhiều điểm hơn. Tuy nhiên, bạn có thể làm task mà bạn cảm thấy tự tin trước. Nếu bạn thấy phần task 1 khá dễ thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian cho phần này nên có thể làm phần này trước cho xong. Có hôm đề thi task 2 lại rất quen thuộc với bạn hoặc là bạn may mắn trúng tủ thì bạn hoàn toàn có thể làm phần này trước.

 

3. Đọc kĩ đề bài để xác định hướng viết

 

Đây là bước mà các sĩ tử cần làm trước khi bắt tay viết bài. Đối với task 1, các bạn nên để ý xem biểu đồ là dạng gì để từ đó dùng ngữ pháp và từ vựng cho phù hợp. Đối với task 2, cần chú ý đến những từ khóa để xác định chủ đề là gì và dạng bài là gì. Ví dụ như nếu bài ghi ‘Discuss both views’ thì sĩ tử sẽ cần viết về 2 mặt của vấn đề. Nếu câu hỏi là ‘To what extent do you agree/disagree’ thì sĩ tử có thể chọn viết về 1 mặt hay cả 2 mặt.

 

4. Đánh dấu các thông số quan trọng trong task 1

 

Để tránh việc viết quá với thời gian cho phép, sĩ tử có thể đánh dấu những số liệu nổi bật trên biểu đồ. Đối với biểu đồ có nhiều thông số, điều này sẽ giúp sĩ tử tiết kiệm thời gian và tập trung phân tích số liệu quan trong nhất thay vì phân tích tất cả các số liệu trên biểu đồ.

 

5. Dành ra vài phút lập dàn ý cho task 2

 

Nhiều sĩ tử khi đọc đề bài xong thường bắt tay vào viết luôn. Điều này chỉ nên thực hiện khi bạn nghĩ nhanh và viết tốt. Tuy nhiên, đối với sĩ tử nào không tự tin lắm về kĩ năng viết của mình thì việc đầu tiên nên làm là dành ra khoảng 5 phút để lập dàn ý. Như vậy bạn sẽ theo dõi ideas của mình dễ hơn và rủi ro viết lan man sẽ thấp hơn.

 

6. Không cần viết Conclusion cho task 1

 

Mộ số sĩ tử nghĩ rằng bài task 1 phải bao gồm cả phần kết luận nên vô tình mất đi vài phút quí báu. Tuy nhiên, phần này chỉ cần thiết cho task 2 nhưng không cần có trong task 1. Vì vậy hãy dành vài phút quí báu này để viết thật tốt phần introduction, overview và main body.

 

7. Dành ra vài phút cuối để phát hiện và sửa lỗi sai

 

Để tránh bị trừ điểm vì những lỗi sai không đáng có, sĩ tử nên dành ra vài phút cuối để đọc lại bài mình viết và sửa các lỗi sai cơ bản. Bài viết càng có nhiều lỗi sai cơ bản thì càng bị trừ điểm nhiều. Vì vậy bạn nên để ý đến những lỗi sai như thời động từ, chia động từ, số nhiều – số ít, đánh vần, loại từ vựng, bị động – chủ động.

 

8. Viết nhiều không có nghĩa là điểm cao

 

Bài viết không nên vượt số từ cho phép quá nhiều vì càng nhiều từ thì khả năng mắc phải lỗi sai càng lớn. Thay vì tập trung vào số lượng thì bạn nên tập trung vào chất lượng bài, chú ý đến việc viết bám đề, lập luận tốt và hạn chế sai cơ bản. Như vậy thì bài của bạn sẽ được đánh giá cao hơn nhiều so với bài viết dài nhưng sai nhiều hay lạc đề.

 

9. Tránh lạm dụng từ vựng, ngữ pháp ‘đao to búa lớn’

 

Để đạt điểm cao không có nghĩa là bạn phải xài từ vựng ‘đao to búa lớn’ thật nhiều. Bạn nên nhớ rằng muốn đạt điểm cao thì bài của bạn phải dễ hiểu và mạch lạc. Nếu bạn gồng mình dùng từ vựng, ngữ pháp cao siêu mà bản thân không chắc chắn thì sẽ chỉ làm cho bài của mình khó hiểu và làm giám khảo có cảm giác như bài bị ‘chắp vá’.

 

10. Không nhìn xung quanh xem thí sinh khác viết nhanh đến đâu

 

Tâm lí thi là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết của bạn. Không ít sĩ tử hay nhìn xung quanh khi bí ý tưởng và cảm thấy lo lắng hơn khi thấy các thí sinh xung quanh mình viết rất nhanh và nhiều. Hãy nhớ rằng ‘nhanh không phải lúc nào cũng có nghĩa là tốt’. Vậy nên bạn đừng để ý đến người khác và hãy chỉ tập trung vào bài viết của mình.

 

Nguồn: Báo mới

Share.

Leave A Reply