SSDH – Theo chuyên gia Đỗ Huyền Trâm, nhiều du học sinh đạt IELTS 7.0 nhưng yếu phát âm, thiếu kỹ năng học thuật và lúng túng khi giao tiếp tiếng Anh.
Giỏi tiếng Anh toàn diện là mong muốn của nhiều học sinh hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu thi vào chuyên ngữ hoặc du học sau này. Nghiên cứu cho thấy, độ tuổi du học sinh ở Việt Nam đã giảm từ 17 tuổi (năm 2009) xuống còn 13 tuổi (năm 2014). Để sẵn sàng du học, nhiều học sinh cấp 2 phải chuẩn bị từ sớm, sao cho vừa giỏi giao tiếp, vừa tốt kỹ năng học thuật trong môi trường giáo dục quốc tế.
Học sinh cấp 2 tham gia khóa học Tiếng Anh chuyên THCS tại Language Link.
Tuy nhiên, không ít phụ huynh và học sinh chưa hiểu rõ các yêu cầu kỹ năng tiếng Anh cần có. Chị Tô Hoàng Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, con gái chị đang học lớp 9 và đặt mục tiêu du học Anh khi kết thúc lớp 11. Tuy nhiên, chị cảm thấy băn khoăn sau khi nghe cháu trai là du học sinh tại Australia than thở về việc hòa nhập khó khăn do rào cản ngôn ngữ, mặc dù sở hữu điểm IELTS 7.0.
Theo chuyên gia Đỗ Huyền Trâm – Thạc sĩ chuyên ngành phương pháp giảng dạy tiếng Anh, có 3 điểm yếu lớn của người học tiếng Anh dẫn tới “lỗi hòa nhập” tại môi trường mới. Nhiều du học sinh đạt IELTS 7.0 nhưng yếu phát âm, thiếu kỹ năng học thuật và lúng túng khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Phần lớn vốn tiếng Anh của du học sinh thiếu giá trị sử dụng thực tế trong các tình huống sinh hoạt đơn giản như nói chuyện với sinh viên quốc tế, mua sắm, thăm khám bệnh viện, giao dịch ngân hàng, ăn nhà hàng, đi cắt tóc…
Nhiều du học sinh còn gặp khó khăn trong môi trường học tập tiên tiến. Nguyên nhân do chưa được rèn luyện kỹ năng học tập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, bình luận và viết bài. Khi làm bài thi IELTS, thí sinh chỉ cần viết một bài luận 250 từ và đưa ra ý kiến riêng, mà không có phần tham khảo để chứng minh luận điểm. Tuy nhiên, bài luận ở trường đại học bắt buộc phải chứng minh quan điểm bằng cách trích dẫn tài liệu.
Vấn đề phát âm cũng là yếu điểm lớn của du học sinh. Điểm IELTS cao thường do kết quả thi kỹ năng đọc và viết kéo lại. Song, kỹ năng nghe nói và phát âm yếu, dẫn đến việc giao tiếp và trình bày gặp khó khăn.
Nguồn: Thanh niên