5 bước nhỏ hiệu quả lớn tăng khả năng đậu đại học Mỹ

0

Sẵn sàng du học – Nếu trường biết bạn đã thể hiện nguyện vọng vào học trước khi nộp hồ sơ, cơ hội được nhận sẽ cao hơn một chút. Nhiều người không biết, không làm, nên nếu bạn làm bạn sẽ nổi bật hơn. Để SSDH kể bạn nghe câu chuyện của Khương – cựu du học sinh Mỹ nhé:

Đầu năm 2017 mình đang làm việc ở Dayton, Ohio. Khi ấy mình đã lên một danh sách bài bản những grad school hào phóng nhất. Điểm GRE và GPA cao nên mình cũng tương đối tự tin. Nhưng vì ham tiền…học bổng, nên mình nảy ra ý tưởng liên lạc với school rep để cho họ biết nguyện vọng nộp vào.

02bvc-1566905127-6490-1566905269Logic trong đầu khi ấy là hàng ngàn thí sinh kinh nghiệm khắp thế giới sẽ gửi đơn, cạnh tranh gắt gao với mình. Để nổi bật, mình nên email, gọi điện cho giáo sư và admission officer để giới thiệu bản thân, khiến họ nhớ mình tốt hơn những người khác khi họ duyệt đơn xin học. Nhưng mà email và gọi điện thì dễ quá, sinh viên quốc tế Mỹ nào cũng làm được. Thế là mình đi một bước xa hơn nữa: email 6 trường xin sắp xếp một buổi campus tour. Gặp mặt thì nhớ dễ hơn là chỉ nghe giọng trên điện thoại. Ở Mỹ, đây được coi là informational interview: một cơ hội để thí sinh gặp gỡ, trao đổi với giáo sư, program staff, học sinh để xem trường này có hợp với mình không.

Buổi đầu tiên, mình lái xe 5 tiếng đồng hồ đến U of Notre Dame, được gặp một giáo sư và một associate director của chương trình. Mình nghĩ là mình đã tạo ấn tượng vì khi nói chuyện với ông associate director mình hỏi về The Gambia, một nước ở Châu Phi ít được biết đến ông ấy đã từng làm việc. Mình ngồi bàn luận nửa tiếng đồng hồ về tổng thống của nước này. Một năm sau, ông ấy bảo vẫn nhớ cuộc đối thoại đó. Vui nhất là lần mình đến thăm Penn State. Họ đón mình rất niềm nở, được tặng đủ thứ quà, và được gặp Director of Admissions, Director of Career Services, rồi cả Dean of School of International Affairs. Bây giờ nghĩ lại mình thấy mấy buổi informational interview này đã giúp mình thành công trong việc nộp đơn. Mình đậu vào và nhận hỗ trợ tài chính từ 100% trường mình thăm. Notre Dame cho full-ride và những trường khác cho partial funding.

Ở cấp độ undergrad, demonstrated interest quan trọng không kém. Nhiều trường muốn biết bao nhiêu thí sinh sẽ enroll nếu được nhận. Đây gọi là yield. Ví dụ, trường Wabash năm ngoái nhận vào 839 thí sinh, nhưng chỉ có 229 thí sinh enroll. Tỷ lệ yield là 229/839 * 100 = 27.3%. Tỷ lệ yield càng cao thì xếp hạng càng tốt trên US News (Wabash là trường nam nên chắc nhiều người sợ haha). Để tăng tỷ lệ yield, Wabash cân nhắc level of interest của từng thí sinh, xem ai thực sự muốn vào. Bạn không cần phải quan tâm số liệu yield của từng trường. Nó chỉ quan trọng đối với trường thôi.

Bạn có thể google tên trường rồi gõ “Common Data Set” để xem demonstrated interest quan trọng như thế nào. Kéo xuống phần C7, bạn sẽ thấy những yếu tố trường dùng để đánh giá thí sinh. Trong trường hợp của Wabash (hình đính kèm), yếu tố “Very important” gồm những thứ quen thuộc như “Academic GPA,” “Standardized test score,” VÀ “LEVEL OF APPLICANT’S INTEREST.” Có trường đánh giá “level of applicant’s interest” là “important” hoặc “considered.” Tuy nhiên, cũng có trường không cân nhắc việc này. Những trường này thường là những trường top, được nhận vào là ai cũng muốn enroll như Williams, Harvard, Princeton. Vì vậy yield đã cao sẵn rồi. Những trường công siêu to như Penn State, Ohio State cũng không xét vì họ nhận rất nhiều đơn mỗi năm. Ok, thế thì làm gì để demonstrate interest từ Việt Nam? Mình liệt kê một loạt bước từ dễ đến khó, hi vọng giúp bạn đạt kết quả tốt trong hành trình làm hồ sơ du học Mỹ:

  1. Like, Share, và Retweet page của trường.Nhiều trường bây giờ dùng Customer Relationship Management (CRM) tools như HubSpot nên họ có thể track ai đã tương tác bao nhiêu lần với post của họ (5 phút)
  2. Đăng kí nhận newsletter từ admission office. Khi nhận được email thì nhớ đọc và ấn vào link. Với CRM tool, người ta có thể biết bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian đọc email và bạn có mở link không. Bên cạnh đó, việc đọc những thư này cũng sẽ giúp bạn viết bài luận phụ “Why Us” tốt hơn, vì bạn sẽ có thể nhắc đến một khía cạnh hoặc chương trình đặc biệt nào đó của trường. (15-30 phút)
  3. Đến college fair để nói chuyện với school rep. Trước COVID rất nhiều trường đại học ở Mỹ (kể cả Wabash) đến Việt Nam để tuyển sinh viên. Khi đến fair thì nên nói chuyện với đại diện trường một chút và NHỚ để lại địa chỉ email. Làm như vậy người ta mới track được bạn đã nói chuyện với ai và ở đâu. Bây giờ thời COVID thì bước này không áp dụng được. (1 tiếng)
  4. Liên lạc với admission officer. Đại đa số các trường ở đây đều có ít nhất một international admission officer. Bạn chỉ cần google tên trường rồi gõ “international admission” để lấy email của họ. Khi email thì bạn không cần gửi gì nhiều, chỉ cần email 2-3 lần là đủ. Email nhiều hơn thì làm phiền người ta. Email đầu bạn giới thiệu bản thân một chút rồi kết thúc với một câu hỏi. Ví dụ như “I’ve noticed that your Business program takes students to Chicago for externships, can you tell me more about what companies they visit and what they do on those trips?” Dĩ nhiên là bạn cần tìm hiểu trên website trường trước thì mới nghĩ ra những câu hỏi như thế này. Đừng hỏi mấy thứ hiển nhiên như “Do you have a pre-med program?” Hoặc là “What’s the tuition at your school?” Website trường nào cũng trưng bày những thông tin này. (15 phút)
  5. Thực hiện một informational interview trực tuyến với admission officer. Đây là chiêu độc nhất, bảo đảm trường sẽ nhớ đến bạn khi bạn nộp đơn. Bạn chỉ cần Zoom 15 phút với người ta, nếu bạn đủ tự tin về khả năng tiếng Anh và đã chuẩn bị tốt câu hỏi.

Bạn chỉ cần email họ và nói “Would you be available for a 15-minute Zoom call next Thursday at 9AM ET (lưu ý múi giờ) so that I can ask a few things about X University before I apply?” Gần như lúc nào họ cũng trả lời ok, vì công việc của họ là nói chuyện với thí sinh.

Khi Zoom, bạn làm chủ cuộc gọi, bỏ ra 30 giây – 1 phút đầu để giới thiệu bản thân rồi bắt đầu câu hỏi. Lưu ý thời gian. Đừng kéo dài hơn 15 phút. Dài quá người ta bực. Khi cúp máy rồi thì nhớ viết thank-you email. (20 phút)

KẾT LUẬN:

Đọc hết bài này thấy phức tạp quá bạn tự hỏi mình không cần làm những thứ này được không? ĐƯỢC nhé. Bạn cứ tiếp tục đạt điểm cao, hoạt động ngoại khóa mạnh, và viết luận tốt, bạn vẫn có thể vào được trường ưu tú mà không phải demonstrate interest. Nhưng nếu có trường bạn nghĩ hơi ngoài tầm với của mình, demonstrated interest có thể nhích bạn lên một chút.

Mình để ý rất nhiều thí sinh, đặc biệt là sinh viên quốc tế, không thể hiện nguyện vọng trước khi nộp. Mình nghĩ đây là do

1) Các bạn không tự tin khả năng tiếng Anh

2) Các bạn mới 17 tuổi, hơi nhút nhát, ngây thơ

3) Không biết. Vì ít học sinh quốc tế demonstrate interest nên bạn sẽ nổi bật hơn những thí sinh khác, nếu bạn làm ít nhất bước thứ 4.

Hãy lên kế hoạch và thực hiện các bước này như duhocmycungkhuong gợi ý, SSDH tin rằng may mắn sẽ đến với bạn.

SSDH team sưu tầm

Share.

Leave A Reply