7 tips quản lý thời gian cho sinh viên

0

SSDH- Khi các kỳ thi đang đến gần, bạn nên suy nghĩ về cách quản lý thời gian tốt hơn và sắp xếp các thời gian biểu của mình sao cho phù hợp. Bằng cách dành thời gian để sắp xếp các ưu tiên của mình, bạn có thể tạo cho mình cơ hội tốt nhất để đi đúng hướng và có tổ chức trong thời gian thi, giúp giảm mức độ căng thẳng – thứ tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại ở trường đại học.

Hãy xem bảy mẹo quản lý thời gian dưới đây để bạn có thể tận dụng hết những khoảnh khắc thư giãn, thậm chí có thể kiếm thêm một số tiền để trang trải cuộc sống sinh viên.

1) Bạn cần làm gì để quản lý thời gian hiệu quả?

Giai đoạn đầu tiên để cải thiện khả năng quản lý thời gian của bạn là liệt kê toàn bộ nhưng việc cần làm. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng theo kinh nghiệm, hầu hết học sinh có xu hướng bỏ dở những nhiệm vụ quan trọng cho đến phút cuối cùng, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng bài làm của họ. Việc cần làm bao gồm tất cả các thời gian tới hạn, như bất kỳ ca làm việc nào bạn đang có và ghi chú thời gian.

2) Tạo lịch trình cuộc sống

Cho dù đó là một công cụ lập kế hoạch, thời gian biểu hay lịch trên điện thoại của bạn, hãy tìm một công cụ tổ chức phù hợp với bạn và thêm danh sách các ưu tiên của bạn vào đó. Có nhiều ứng dụng quản lý thời gian có thể trợ giúp việc này. Ngoài ra, hãy nghĩ về thời điểm bạn tỉnh táo nhất để có thể lên kế hoạch cho thời gian học của mình. Tìm thời gian để giao tiếp xã hội, nhưng cũng đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc. Hầu hết mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để duy trì sự tập trung và tỉnh táo trong thời gian học tập.

3) Linh hoạt nhưng thực tế

Thông thường, hãy dành khoảng 8-10 giờ mỗi ngày để làm việc, học tập, giao tiếp xã hội và bất kỳ việc gì thiết thực khác mà bạn cần làm. Là một sinh viên toàn thời gian, bạn phải dành 35 giờ một tuần cho việc học đại học, bao gồm cả thời gian bạn dành cho các buổi hội thảo và bài giảng. Nếu bạn chỉ dành 15 giờ một tuần để tham gia học tập trên giảng đường, bạn nên sử dụng thêm 20 giờ để tự học. Điều quan trọng cần nhớ là mọi thứ thường mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Vì vậy, hãy dành ra thêm một chút thời gian trong trường hợp bạn dành nhiều thời gian hơn cho một công việc hơn bạn nghĩ.

4) Dành thời gian lập kế hoạch để tránh lặp lại

Dành thời gian để nghiên cứu, lập kế hoạch và suy nghĩ về công việc của bạn là rất quan trọng để quản lý thời gian tốt. Cho phép bản thân có thời gian để xử lý thông tin mới và lập kế hoạch về cách bạn sẽ sử dụng thông tin đó có thể giúp bạn tránh phải lặp lại bất kỳ công việc nào. Lập kế hoạch hiệu quả trước khi nghiên cứu là lập danh sách mọi thứ bạn muốn tìm hiểu.

5) Tránh trì hoãn và mất tập trung

Một cách để tránh trì hoãn là nghĩ về những nơi khác nhau mà bạn đã đến khi học – bạn tập trung nhất vào đâu? Bạn bị phân tâm nhất ở đâu? Có bất cứ điều gì bạn có thể làm để làm cho việc học thực sự thú vị không?

Hãy nhớ rằng, những gì hiệu quả với nhiều người chưa chắc đã hiệu quả với bạn. Đối với một số người, học cùng bạn bè có thể hạn chế năng suất của họ nhưng đối với những người khác, học nhóm có thể giúp tăng động lực và tránh trì hoãn.

6) Tập thể dục để giải tỏa đầu óc giữa các buổi học

Dù bạn có tin hay không, tập thể dục cũng hoạt động giống như giấc ngủ. Nó có thể giúp tập trung trạng thái tinh thần của bạn, giúp bạn giải tỏa đầu óc và tăng cường sức mạnh não bộ giữa các buổi học. Nếu bạn là người mới tập thể dục, hãy đặt mục tiêu chạy bộ 10 phút và tăng dần thời lượng.

7) Thời gian biểu của bạn đã hiệu quả chưa?

Liên tục xem xét và đánh giá lại lịch trình của bạn có thể giúp bạn nhận ra liệu bạn có cần thay đổi gì để hoàn thành nhiệm vụ ở trường đại học không và có thời gian để thư giãn và dành thời gian cho bạn bè và gia đình hay không.

Người dịch: Linh Trang

Share.

Leave A Reply