Bản chất chương trình “Du học trao đổi văn hóa” THPT Mỹ

0

 

Sẵn sàng du học – Chương trình: “Du học trao đổi văn hóa” (hay còn gọi: giao lưu văn hóa) xuất phát từ đâu, lịch sử như thế nào và có các lợi ích nào đáng trân quý? SSDH giới thiệu với Phụ huynh và học sinh cần hiểu rõ bản chất của chương trình này để biết được con có thực sự được cấp “học bổng toàn phần trường trung học công lập Mỹ” và có kế hoạch tài chính cho con du học Mỹ.

Australia là điểm đến của nhiều sinh viên quốc tế. Nguồn: Postgraduated

Theo số liệu của The Council on Standards for International Education Travel (CSIET), năm ngoái (2019) có khoảng 32.000 học sinh trung học toàn cầu đến Mỹ tham gia chương trình du học trao đổi văn hóa này (visa J-1).

LỊCH SỬ & XUẤT PHÁT CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

– Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, rất nhiều nhà giáo dục và hoạt động xã hội cho rằng, xung đột chiến tranh xảy ra là do nhân dân các nước trên thế giới thiếu hiểu biết lẫn nhau về văn hóa. Từ đó, tổ chức Youth For Understanding (YFU) được thành lập vào năm 1951 tại Hoa Kỳ với nỗ lực hàn gắn vết thương do chiến tranh thế giới gây ra. Ông John Eberly đã nhìn thấy những ảnh hưởng tàn phá đối với thanh thiếu niên Đức và đề nghị các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ xây dựng một chương trình “du học trao đổi/ giao lưu văn hóa” để đưa học sinh Đức đến Mỹ. Ông hy vọng, nếu những bạn trẻ này đến sống cùng gia đình bảo trợ (GĐBT) bản xứ và trải nghiệm học trung học trong 1 năm tại Hoa Kỳ thì họ sẽ được khai sáng, lấy lại niềm hy vọng để xây dựng nền dân chủ tại Đức trong tương lai.

– Tiến sĩ Rachel Andresen, người đã đưa ý tưởng trên áp dụng vào thực tế, chính thức thành lập YFU và trở thành Giám đốc điều hành trong nhiều năm liền. Sự nỗ lực làm việc và những đóng góp bền bỉ của Bà đã được ghi nhận vào năm 1964 khi YFU nhận được bức tượng công nhận là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận. Không dừng tại đó, vào năm 1973, Bà đã được đề cử giải Nobel Hoà bình vì những cam kết cao quý trong việc trao đổi văn hóa & giáo dục cho thanh thiếu niên quốc tế.

BẢN CHẤT THẬT SỰ CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÀY:

– Chương trình du học này chỉ được kéo dài đúng 1 năm (duy nhất) dành cho các thanh thiếu niên từ 15 đến dưới 18 tuổi, tham gia học văn hóa các tại trường THPT công lập (phần lớn) và bắt buộc sống trong các GĐBT bản xứ (host family – gia đình bảo trợ bản xứ).

– Trường THPT công lập Mỹ là hoàn toàn miễn phí dành cho công dân Mỹ. Tuy nhiên, trường công không được phép nhận học sinh quốc tế một cách trực tiếp. DHS quốc tế phải tham gia vào các tổ chức phi lợi nhuận (được chính phủ Mỹ cấp phép) mới được đến các trường công này học theo chương trình nói trên. Vì vậy, thông tin trường công lập cấp học bổng toàn phần 100% là hoàn toàn không có.

– Về host family (HF): Các gia đình này phải được tổ chức phi lợi nhuận tìm kiếm, vận động họ bảo trợ ăn ở, chăm sóc cho DHS cũng miễn phí hoàn toàn (tùy theo bang sẽ có mức hoàn thuế khác nhau cho mỗi gia đình). Có những gia đình có điều kiện sẽ hỗ trợ luôn cả việc đưa đón học sinh đi học hàng ngày. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra các tiêu chuẩn chọn HF rất nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo tính an toàn cho các em thanh thiếu niên dưới 18.

– Như vậy, để thấy rằng việc miễn hoàn toàn học phí (trường công) và ăn ở, bảo trợ là do chính sách quy định của Chính phủ Mỹ chứ không phải do sự tùy ý của một ai. Khoản phí mà PH-HS đóng góp (khoảng 10.000 USD/ HS) là phí hành chính, phí định hướng, phí sắp đặt nhà ở & trường học, phí quản lý của tổ chức (chi cho hoạt động của bộ máy vận hành).

– Phụ huynh sẽ chỉ đóng phí bảo hiểm, ăn trưa cho các ngày đến lớp, sách vở, đồng phục, dụng cụ thể thao, hoạt động ngoại khóa và tiêu vặt cá nhân.

Xem thêm: Hệ thống PTTH tại Mỹ 

ireland_bfkf

CHỨC NÀO ĐƯỢC PHÉP NHẬN & SẮP XẾP CHO DHS:

– Khác với chương trình du học tự túc trường tư, PH-HS có thể tham gia đăng ký trực tiếp. Với chương trình “du học trao đổi/ giao lưu văn hóa” này thì không thể. DHS muốn tham gia bắt buộc phải thông qua tổ chức phi lợi nhuận đã được CSIET cấp phép (xem thêm danh sách các tổ chức tại website: https://www.csiet.org/).

– Hầu hết các tổ chức này không có văn phòng tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp nhận học sinh do các công ty tư vấn du học gửi đến. Vì vậy, các PH-HS gần như rất mơ hồ về các tiêu chí, các quy định, các cam kết, tiêu chuẩn tuyển chọn HF như thế nào, quyền lợi và nghĩa vụ thiếu rõ ràng, phạm vi nào của học sinh được (hoặc không được) phép làm, trường hợp nào sẽ bị “trở về nhà sớm” và kết thúc chương trình trước thời hạn…

– Đặc biệt là chương trình “định hướng trước khi khởi hành” (Pre- Departure Orientation – DPO). Việc một đứa trẻ 15 tuổi xa gia đình, đến sống với một GĐBT bản xứ Mỹ khác biệt về văn hóa, lối sống, ẩm thực rất dễ xảy ra xung đột, va chạm hoặc bỡ ngỡ, không dễ dàng hóa giải, nếu thiếu vai trò huấn luyện trước đó. Đặc điểm của chương trình này, chỉ cần trình độ tiếng Anh đạt 212 điểm ELTiS (giao tiếp cơ bản) là có thể tham gia. Vì thế, nhiều em bị choáng ngợp với các bạn Mỹ, phương pháp học mới, tốc độ nói của ngôn ngữ…và sẽ gây nên rất nhiều khó khăn trong 3 tháng đầu tiên. Vì vậy, việc các phụ huynh muốn cho con đi chương trình này bắt buộc phải tìm hiểu kĩ và cho con học “định hướng trước khi khởi hành” (PDO). Các con và cả chính phụ huynh phải hiểu được định hướng ấy nhằm tránh các rủi ro nhất có thể.

– Lời khuyên của tôi: Các phụ huynh cũng nên biết con mình tham gia thông qua tổ chức phi lợi nhuận nào (năm 2019 có khoảng 2.000 học sinh VN tham gia chương trình này, gửi cho 14 tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ, phần lớn không có văn phòng tại Việt nam). Các tổ chức này đăng tải đầy đủ mọi quy định, cam kết, phạm vi trách nhiệm của họ lên website. Phụ huynh cần xem kỹ để biết đơn vị dịch vụ nhận làm hồ sơ cho con mình có cam kết đúng theo những gì tổ chức phi lợi nhuận đó đăng tải trên website không?. Nếu không xem, không biết rõ thì coi như các rủi ro nếu có xảy ra sẽ không có gì để đảm bảo, không có công ty du học nào có thể can thiệp, giải quyết được với trường học, với HF tận bên Mỹ.

– Trước tình hình dịch cúm COVID-19 hoàn toàn có thể tái bùng phát, PH-HS lưu ý về 3 điều sau đây:

  1. Cam kết luôn luôn có HF chăm sóc con mình trong mọi trường hợp xấu nhất;
  2. Tiêu chuẩn chọn HF phải thật rõ ràng, minh bạch để học sinh và HF thống nhất, hiểu rõ nhau, tránh việc tranh cãi khi xung đột về chuyện ăn ở trong suốt 10 tháng;
  3. Bảo hiểm phải đảm bảo bao gồm chi trả 100% chi phí điều trị COVID-19, nếu chẳng may con mình bị nhiễm.

Xem thêm: Nhà ở và gia đình bảo trợ cho Du học sinh Mỹ

Cảm ơn các phụ huynh và học sinh đã đọc những dòng chia sẻ của tôi. Chúc các con luôn tìm được chương trình học phù hợp và thực hiện được giấc mơ du học của mình.

Đỗ Kim Dũng

Share.

Leave A Reply