Nhà ở và gia đình bảo trợ cho Du học sinh Mỹ

0

Sẵn sàng du học – Sau khi chọn được ngôi trường học tập, bước tiếp theo chắc chắn bạn sẽ nghiên cứu kĩ càng nơi ăn chốn ở để hoàn thành con đường du học của mình. Bạn nào du học Mỹ, đang tìm hiểu và cần thông tin cụ thể về nhà ở và gia đình bảo trợ, hãy đón học bài viết này của tác giả Đỗ Kim Dũng, Giám đốc quốc gia của một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận toàn cầu (YFU) ra đời từ Mỹ năm 1951.

bon-dieu-sinh-vien-quoc-te-nen-lam-khi-moi-den-my-01. LOẠI TRƯỜNG ĐƯỢC NHẬN HỌC SINH QUỐC TẾ:

Trường công Mỹ không đươc nhận trực tiếp Học sinh quốc tế (HS quốc tế). Vì vậy, chỉ có nhóm các trường tư (tư nhân và tư nhân thế tục mới được phép nhận). Tuy nhiên không phải trường tư nào cũng được phép nhận HS quốc tế, chỉ những trường được Bộ An ninh Nội địa Mỹ cấp phép, mới có quota phát hành I-20 (F-1) cho HS xin visa. Những trường mới cấp phép, thường không có bộ phận hỗ trợ HS quốc tế và rất lúng túng trong các dịch vụ liên quan về hồ sơ visa.

2. HỌC SINH QUỐC TẾ HỌC TẠI TRƯỜNG CÔNG:

Thực tế điều này vẫn xảy ra suốt hơn 60 năm qua mà hoàn toàn không phạm luật. Tại sao ?

Sau chiếm tranh Thế giới lần 2, một số nhân vật quan trọng tại Mỹ cho rằng, chiến tranh xảy ra là do các nước không hiểu nhau. Vì vậy, các chính khách này vận động các nghị sĩ lưỡng viện Mỹ trình đạo luật chính phủ cho phép trường công nhận Học sinh quốc tế (Học sinh từ Đức, Japan..) sang Mỹ học 1 năm trung học và được các gia đình Mỹ bảo trợ ăn ở để trao đổi văn hoá giữa: nhà trường – gia đình – cộng đồng và Học sinh quốc tế đó.

Có 3 tổ chức ra đời sớm nhất là AFS (1919) CIEE (1947) và YFU (1951) được hậu thuẩn kinh phí từ chính phủ Mỹ (một phần), từ các nhà hảo tâm quyên góp để đưa HS các nước đến Mỹ ăn học miễn phí một năm tại các trường công này. Vì vậy, chỉ những tổ chức phi lợi nhuận như trên (sau này có ra đời thêm vài chục tổ chức khác tương tự, nhưng bề dày thì không bằng) mới được chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Bộ An ninh Nội địa cho phép thực hiện. Cách thức vận hành kiểu này của Mỹ đã lan truyền sang cả hàng trăm nước khác trên thế giới.

3. NHÀ Ở & GIA ĐÌNH BẢO TRỢ BẢN XỨ:

Phần lớn các trường không có bộ phận hỗ trợ chỗ ăn ở hay tìm giúp homestay. Nếu nhà trường có dịch vụ hỗ trợ HS quốc tế thì trường vận động các giáo viên, phụ huynh, cộng đồng chung quanh làm homestay. Homestay tức là có nhận phí ăn ở, xăng xe, điện nước sinh hoạt từ HS quốc tế. Người Mỹ làm công việc này để giúp trường chứ không hoàn toàn thương mại. Một số trường tư có khu nội trú, nhưng chỉ là số ít.

cau-hoi-ngo-ngan-nguoi-moi-tim-hieu-hoc-bong

4. THẾ NÀO LÀ HOST FAMILY?: Host Family (HF) là Gia đình bảo trợ (GĐBT) bản xứ.

Các HF này đều là Tình nguyên viên (Volunteer ), được các tổ chức phi lợi nhuận vận động với nhiều lựa chọn kỹ càng, điều tra xem xét, phỏng vấn đánh giá trước khi chấp thuận cho HS quốc tế đến ở. Trước hết họ là tình nguyện viên nhận việc bảo trợ ăn ở, đưa đón HS quốc tế là hoàn toàn miễn phí, tức phải chi ra toàn bộ ngân quỹ lo cho HS cả 1 năm học. Vì thế họ là những người giàu tình yêu thương, nhân hậu và có trách nhiệm cao. Họ luôn tự hào với mọi người về hành động của mình, luôn coi HS quốc tế như con đẻ của mình. Đó là những trường hợp HS quốc tế đến du học trường công thông qua các tổ chức phi lợi nói trên.

Tuy nhiên, nếu HS đến học trường (tư) ở một số biểu bang vật giá sinh hoạt đắt đỏ thì nhà trường và tổ chức có thể vận động một số HF hỗ trợ phần công sức chăm sóc, chỗ ở, đưa đón đi học, điện nước miễn phí. Còn phần thực phẩm ăn uống thì tổ chức sẽ chia sẻ hay đóng góp một phần. Vì những HF tốt, nhiệt tâm, trách nhiệm, có dư thời gian thì không phải ai cũng dư dả tài chính. Đôi khi HS chọn trường vào khu vực này theo nguyện vọng thì chưa hẳn ở đó đã có HF…miễn phí. Nên sự đóng góp một phần này sẽ giúp cho việc tìm kiếm HF trở nên thuận lợi hơn.

5. AN TOÀN & AN NINH KHI Ở CÙNG HF:

Ở các nước tiên tiến, trẻ em vị thành niên là đối tượng được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Các nước luôn có số điện thoại khẩn cấp (Mỹ là 911), và vì vậy khi có bất kỳ sự xâm phạm nào, kể cả hành vi hay lời doạ sẽ bị các em gọi ngay 911. Trong dăm phút sau là cảnh sát có mặt tức thì. HS phổ thông là trẻ vị thành niên (dưới 18) không được ở 1 mình mà không có GĐBT bản xứ. Trẻ em tại Mỹ luôn là số 1, vì vậy chính phủ rất nghiêm ngặt với các quy định về tuyển chọn các gia đình nhận bảo trợ. Do vậy gần như tuyệt đối chưa hề xảy ra điều gì thiếu an toàn đối với các em du học sinh thông qua các tổ chức phi lợi nhuận nói trên

20-10-20-5-li-do-my-hap-dan-DHS.jpg 1.jpg 2

Hy vọng tôi đã cung cấp cái nhìn cơ bản nhất về hệ thống trường phổ thông và các loại hình nhà bảo trợ tại Mỹ cho các Phụ huynh/ HSSV Việt Nam. Bởi nhận thức đúng, sẽ hành động đúng và tăng cao cơ hội thành công cho các cháu trong tương lai.

Xem thêm bài số 1: Hệ thống giáo dục phổ thông tại Mỹ

SSDH Team

 

Share.

Leave A Reply