Câu chuyện du học: Người nước ngoài ở Nhật Bản

0

SSDH- Sinh viên quốc tế tại Nhật Bản thường xuyên chia sẻ những câu chuyện về những trải nghiệm khác lạ của mình và đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích.

Vào tháng 6 năm 2015, Aaron Chapman từ quê nhà ở Vương quốc Anh đã đến Nhật Bản với kế hoạch học thạc sĩ vào năm tới. Ước mơ của anh ấy là trở thành một đại sứ văn hóa. Aaron vừa hoàn thành bằng cử nhân về tôn giáo, văn hóa và xã hội tại Đại học Central Lancashire. Phong trào “Cool Japan” trong 10 năm qua đã khơi dậy niềm đam mê đối với văn hóa, lịch sử và tâm linh Nhật Bản. Những người đến quốc gia này để học tập đều có một điểm chung là bị hấp dẫn bởi văn hóa nơi đây. Họ đánh giá cao cơ hội được trải nghiệm cuộc sống và động lực này thậm chí còn vượt qua cả mong muốn trau dồi kỹ năng ngôn ngữ.

Mặc dù được du học sinh yêu thích, các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản vẫn tụt hậu so với các tổ chức khác trong Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới của Times Higher Education, một phần là do điểm thấp về hợp tác toàn cầu và tỷ lệ sinh viên, nhân viên nước ngoài. Mới đây, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến quốc tế hóa đối với nhóm 37 trường đại học chọn lọc. Mỗi đại diện sẽ nhận được 3,6 triệu đô la (2,35 triệu bảng Anh) hàng năm trong 10 năm để nâng cao vị thế quốc tế của mình. Dự án này có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng học giả nước ngoài và tác động dây chuyền đến số lượng hợp tác quốc tế. Các sinh viên quốc tế đã theo học tại một số tổ chức Nhật Bản giờ đây càng cảm thấy có trách nhiệm hơn trong việc đưa ra lời khuyên cho những ứng viên tiếp theo.

Natalia Doan một sinh viên tại Vassar College, New York đã viết cuốn “How to Work, Travel, and Study in Japan” sau khoảng thời gian trải nghiệm tại Đại học Ochanomizu, Tokyo và Đại học Nanzan, Nagoya. Cô ấy hiện đang hoàn thành bằng Thạc sĩ về nghiên cứu Nhật Bản hiện đại tại Đại học Oxford. Cuốn sách như một giải pháp thay thế cho các tài liệu hướng dẫn, trong đó các vấn đề như thực hiện chuyển khoản ngân hàng trên máy bằng không có lựa chọn tiếng Anh, hay cách giao tiếp với bác sĩ khi gặp vấn đề về sức khỏe… đều được đề cập. Ngoài ra, rất nhiều thông tin khác mà du học sinh có thể tìm kiếm trên trang web của trường, blog sinh viên quốc tế, các website như Culture Japan và GaijinPot. Rose Telyczka, người cũng đã viết một cuốn sách hướng dẫn khi trở về từ Đại học Kobe, nhận thấy rằng internet là một món quà vô giá. Nhờ nguồn dữ liệu này mà cô ấy biết sự khác nhau giữa chất khử mùi của Nhật Bản và ở Anh, từ đó cô tự chuẩn bị theo nhu cầu của mình.

Ngoài ra, khó khăn chính khi nộp đơn xin học quốc tế là vấn đề quan liêu. Học bổng của chính phủ Nhật Bản (JASSO và MEXT) có tính cạnh tranh, nhưng đôi khi nó được trao mà không cần bất kỳ đơn đăng ký nào. Đơn xin thị thực liên quan đến Giấy chứng nhận đủ điều kiện về tài chính và chứng nhận sức khỏe. Sinh viên phải trả tới 550 bảng Anh cho chụp X-quang, kiểm tra mắt và kiểm tra y tế đầy đủ. Mặc dù tất cả những điều này có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, nhưng các tổ chức đại sứ quán sẽ hỗ trợ để đảm bảo sinh viên hoàn thành đơn đăng ký thành công. Các mẫu đơn phải được điền trực tiếp tại đại sứ quán Nhật Bản. James Wight đã đến London từ Đại học East Anglia để chuẩn bị cho học kỳ tại Đại học Meiji Gakuin vào năm tới. Anh ấy khuyên bạn nên đến Trung tâm Nhật Bản ở Piccadilly để mua sách hoặc đồ ăn trong thời gian chờ đợi.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa điểm học tập cũng là một phần quan trọng, quyết định liệu bạn có thể tham gia các khóa học cùng với sinh viên Nhật Bản hay không. Anton Bridge từ Soas, đã chọn Đại học Hitotsubashi ở Tây Tokyo vì lý do này. Thêm vào đó, các yếu tố khác bao gồm chi phí thuê nhà, cơ hội học bổng và kết nối du lịch cũng đáng được cân nhắc. Lựa chọn sống trong ký túc xá hoặc với một gia đình bản địa sẽ dễ dàng hơn việc tìm chỗ ở độc lập. Nhưng dù thế nào, trải nghiệm chắc chắn sẽ rất phong phú và khó quên.

Cuộc sống đại học khác biệt rất nhiều so với những nơi khác. Sinh viên quốc tế sẽ học tập thoải mái và có nhiều thời gian để tham gia các câu lạc bộ và việc làm bán thời gian. Ash Spreadbury chia sẻ rằng ở Nhật Bản, người ta quan niệm rằng đại học là “kỳ nghỉ xuân của cuộc đời, các trường đại học khó vào nhưng dễ tốt nghiệp. Mark Pendleton, giảng viên tại Sheffield’s School of East Asian Studies, người cũng từng học ở Nhật Bản, nhấn mạnh rằng các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, vấn đề về sức khỏe tâm lý cũng như việc chấp nhận học sinh LGBT và dân tộc thiểu số khác nhau giữa các trường. Ông đặc biệt giới thiệu Đại học Okayama, nơi điều hành phòng khám giới tính lớn nhất đất nước và khuyến khích các hoạt động chống phân biệt chủng tộc. Alice Fracchia cũng phát hiện ra rằng các cơ sở giáo dục Nhật Bản không cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em hoặc hỗ trợ cho sinh viên có con nhỏ giống như Đại học Oxford Brookes quê hương cô. Mặc dù hiện tại đã định cư ở Nagoya, Alice vẫn gặp phải vô số trở ngại khi sắp xếp cho người bạn đời và em bé đi cùng, đồng thời lo lắng về tình trạng thị thực ngắn hạn của họ.

Du học Nhật Bản thường là một cuộc hành trình vào những điều chưa biết. Tuy nhiên, hầu hết những người nước ngoài đều nhanh chóng thích nghi với các phong tục như việc cúi đầu trước mọi thứ, giữ giọng nói nhỏ, quy trình tái chế phức tạp và luôn phải mang theo tiền mặt. Jacob Nelson, từ Đại học Central Lancashire, được chọn xuất hiện trên chương trình truyền hình quốc gia Wafu Souhonke trong thời gian học tại Đại học Quốc tế Osaka. Anh ấy đã đưa ra quan điểm của người nước ngoài về văn hóa Nhật Bản khi tham quan địa điểm suối nước nóng ở dãy núi Alps. Vai trò đại sứ đa văn hóa đã được khẳng định khi quay trở lại Osaka, nơi anh ấy đã thu hút một nhóm người hâm mộ Nhật Bản cao tuổi trong cộng đồng địa phương. Trải nghiệm cụ thể của Jacob đại diện cho tất cả những cơ hội chưa được khai thác, đang chờ đón bạn với tư cách là một sinh viên nước ngoài. Không có gì ngạc nhiên khi du học sinh thường không muốn rời đi và vẫn cống hiến cho sự giao lưu văn hóa Nhật Bản ở quê nhà. Nhiều người quay trở lại Nhật Bản để học tiếp, trở thành một trong số ít nghiên cứu sinh và học giả nước ngoài của quốc gia này.

Lời khuyên của họ dành cho các sinh viên tương lai rất đồng nhất là đừng lo lắng, những điều tuyệt vời sẽ đến với bạn khi vượt qua mọi khó khăn. Nhưng dù làm gì, đừng quên thường xuyên luyện tập tiếng Nhật.

Người dịch: Bao Dung (SSDH)

Share.

Leave A Reply