Chia sẻ về xin học bổng toàn phần các học bổng chính phủ.

0

SSDH – Bạn muốn chinh phục học bổng toàn phần các học bổng chính phủ các nước và cần tìm hiểu kinh nghiệm. Dưới đây là những chia sẻ của người trong cuộc dành cho bạn.

Bài viết này dựa theo kinh nghiệm cá nhân của mình trong nhiều năm có chia sẻ cho nhiều người và cả học viên về việc apply các học bổng chính phủ và không liên quan đến chương trình tư vấn du học MBA của VietAccepted (VA) nhé các bạn vì VA không có tư vấn các nhóm học bổng này. Đây chỉ là hoạt động tư vấn của cá nhân mình.

1. Không có công thức thành công chung cho các học bổng chính phủ.

Mình biết nhiều bạn giống như apply khoảng 10 học bổng thì sẽ có thể được 1 học bổng và có bạn apply chỉ 2 học bổng và được cả 2. Cơ bản thì nhóm học bổng chính phủ có một bộ tiêu chí xét tuyển riêng và không hoàn toàn là merit-based. Các học bổng của các trường đa số là merit nhưng học bổng chính phủ vốn dĩ mang tính chất thúc đẩy cho quan hệ các nước nên sẽ không đựt quá nặng yếu tố merit này. Do đó, nếu các bạn có GPA không quá cao hay không phải làm việc cho các tập đoàn lớn cũng không cần lo lắng quá – cơ hội cho các bạn vẫn rất cao nhé.

Có rẩt nhiều ban profile cực kỳ xuất sắc có thể bị loại nhưng có nhiều bạn rất bình thường lại được học bổng. Lý do nhiều khi có thể ban tuyển chọn muốn hướng đến IMPACT của mình tới ứng viên vì các bạn giỏi sẵn rồi thì không cần phải nhận học bổng có thể vẫn sẽ đi học được. Cho nên mình nhắc lại mọi người đừng bị nản nếu mình thấy mình chưa xuất sắc nhé. Cứ tự tin lên!!!

2. Nên rải hồ sơ càng nhiều càng tốt.

Nói chung nếu đã hướng đến các học bổng chính phủ thì các bạn cứ xem có bao nhiêu học bổng cứ rải đủ hết cho yên tâm và tăng cơ hội của mình lên. Không có chuyện cá nhân nào phù hợp với học bổng nào cả đâu. Nhóm ưu tiên (nếu có) cũng sẽ có sự thay đổi hàng năm.
Các học bổng chính phủ các bạn có thể quan tâm
* Fulbright (Mỹ)
* Chevening (Anh)
* Irish Aid (Ireland)
* SI (Thuỵ Điển)
* Invest Your Talent in Italy (Ý)
* AAS (Úc)
và còn nhiều nữa cơ. Chỉ cần 1 lần Google search thì các bạn có thể ra được rất nhiều.

3. Nên viết gì cho bài luận (Personal Statement – PS)

Phần này rất quan trọng vì nó chính là con người mình mà bạn muốn show cho ban tuyển sinh đọc. Rất nhiều bạn bị fail ở phần này do PS của mọi người nhàm chán và fact-based theo kiểu lặp lại resume quá. Nhớ rằng đây là bài “personal” cho nên cần thể hiên được insight của mình.

Cấu trúc tốt cho 1 bài PS nên như sau
– Thứ nhất: Mở đầu bằng 1 HOOK nào đó để thu hút người đọc. Phần Hook này nên viết 4-5 câu và kể 1 câu chuyện nào đó thú vị. Đừng kể chuyện sinh ra ở vùng quê nghèo khổ nhé các bạn vì ai cũng viết những chuyện vậy rồi.

– Thứ hai: tuỳ theo các bạn đi học hay đi làm mà viết về kinh nghiệm của mình. Nếu mới tốt nghiệp ĐH có thể viết về nghiên cứu khoá học của mình, còn đi làm thì viết về đi làm. Nhưng đừng kể đơn thuần các bạn làm cái gì mà người ta cần đọc là
+ Tại sao các bạn lại làm những thứ đó
+ Leadership và Teamwork hay Motivation của bạn được thể hiện như nào
+ Các bạn rút ra được điều gì sau những kinh nghiệm đó.

– Thứ ba: tại sao bạn lại apply học bổng này và mục tiêu sau này là gì. Dĩ nhiên đa số học bổng sẽ muốn các bạn quay lại nước mình để làm việc và cống hiến cho nên nhớ nhấn mạnh điều này và nói xem những gì các bạn học được sẽ đóng góp được điều gì cho quốc gia của bạn trong tương lai.
Chúc mọi người thành công!

SSDH (tác giả Le Quang Hung)

Share.

Leave A Reply