Có nên nộp hồ sơ vào gói cứu trợ Canada Emergency Response Benefit của chính phủ Canada trong dịch Covid-19?

0

Sẵn sàng du học – Ngay khi thông báo về gói cứu trợ này được đưa ra, chắc hẳn nhiều bạn học sinh hỏi đang thắc mắc có nên nộp hồ sơ cho chương trình này không, chính phủ sau này có tăng thuế hay tìm cách nào đó tính khoản nọ khoản kia để bù lại không? Đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp toàn bộ thắc mắc nhé!

ssdh-justin-trudeau

Mới đây, chính phủ vừa cung cấp thông tin về gói cứu trợ Canada Emergency Response Benefit. Cụ thể, điều kiện cho người ứng tuyển vào chương trình này để nhận trợ cấp cũng được ghi rõ như sau:

  • Cư trú tại Canada, ít nhất 15 tuổi;
  • Những người đã ngừng làm việc vì COVID-19 hoặc đủ điều kiện nhận Bảo hiểm Việc làm thường xuyên hoặc trợ cấp bệnh tật:
  • Những người có thu nhập ít nhất 5,000 đô la vào năm 2019 hoặc trong 12 tháng trước ngày nộp đơn; và
  • Những người đang hoặc dự kiến ​​sẽ không có việc làm hoặc thu nhập cá nhân trong ít nhất 14 ngày liên tiếp trong thời gian bốn tuần đầu. Đối với các giai đoạn nhận trợ cấp tiếp theo, dự kiến họ không có thu nhập việc làm.

Như vậy, chính phủ không phân biệt students, work permit holders, PRs và Canadian citizens trong phần điều kiện, nghĩa là ai đủ các điều kiện kể trên đều có thể được nộp đơn.

Nhiều bạn học sinh hỏi đang thắc mắc có nên nộp hồ sơ cho chương trình này không, chính phủ sau này có tăng thuế hay tìm cách nào đó tính khoản nọ khoản kia để bù lại không?

Câu trả lời là: Nên, thậm chí là phải làm ngay để lấy quyền lợi của mình nếu các bạn đủ điều kiện. Bởi vì:

– Bạn đi làm và đóng thuế thu nhập, cũng như Bảo hiểm việc làm trong vòng 1 năm, trong đó có 1.58% thu nhập của bạn là bảo hiểm thất nghiệp, nếu bạn xứng đáng nhận được trợ cấp khi có tác động bên ngoài xảy ra khiến bạn bị thất nghiệp tạm thời. Bản thân mình cũng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho chính phủ đã hơn 2 năm trời, và tháng gần nhất tiêu tốn của mình ngót nghét gần 100 CAD. Tuy mình hiện tại không cần dùng đến nó, nhưng mình sẵn sàng đóng, và đó là nghĩa vụ của mình luôn. Ở thì tương lai, đấy cũng là một khoản đảm bảo cho mình nếu có tác động bên ngoài khác mạnh hơn làm ảnh hưởng đến công việc của mình.

Có một số bạn hỏi: tại sao số tiền nhận được từ CERB còn cao hơn thu nhập cùa mình khi đi làm vậy? Liệu điều đó có ẩn chứa sự vô lý gì không?

– Câu trả lời cũng là không luôn. Mọi vấn đề liên quan đến trợ cấp của chính phủ đều có đội ngũ chuyên viên tài chính hùng hậu tính toán, cân đo đong đếm để cho hợp lí nhất với nguồn lực quốc gia rồi. Câu chuyện tương tự với Bảo hiểm y tế (Health Insurance), bạn có thể chỉ phải bỏ ra 485 CAD/ 1 năm, nhưng đổi lại, khi có tai nạn hoặc cấp cứu, công ty bảo hiểm có thể bồi thường cho bạn lên tới 2 triệu CAD. Như vậy họ sẽ lỗ? Không phải, vì bản thân đội ngũ tài chính, họ đã tính xác suất số người sẽ phải dùng bảo hiểm y tế, để cân bằng tài chính, định giá, để khiến người mua bảo hiểm được lợi khi có chuyện xảy ra, và công ty bảo hiểm cũng được lợi. Như mức độ bảo hiểm dành cho khách du lịch chẳng hạn, họ cũng căn cứ vào độ tuổi của người được bảo hiểm để định giá bảo hiểm, vì tuổi càng cao, xác suất phải sử dụng bảo hiểm càng lớn.

Các bạn du học sinh nên nhớ, các bạn cũng góp phần tạo ra nguồn thu nhập cực kì khủng lồ dành cho chính phủ Canada, vì hệ thống trường học tại Canada đa phần là công lập và thu nhập sẽ về tay chính phủ. Việc trích một phần nguồn lực quốc gia để hỗ trợ du học sinh, dưới góc độ marketing mà nói, cũng là một cách để làm thương hiệu khá là tốt của Canada trên trường quốc tế luôn.

Vì vậy, các bạn đủ điều kiện đừng ngần ngại gì mà không đăng kí để hưởng CERB nhé!

Cá Domino (SSDH) – Theo Steven Nguyen – Hoi du hoc sinh Canada

Share.

Leave A Reply