SSDH – Trong các bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, kỹ năng Nói là một kỹ năng quan trọng. Tuy nhiên việc ngại giao tiếp bằng tiếng Anh song song cũng trở thành một căn bệnh của người Việt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này và những giải pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để chữa khỏi.
Chưa từng có cơ hội giao tiếp tiếng Anh thực sự
Người Việt Nam được bao bọc trong môi trường nói tiếng Việt từ nhỏ. Đến lớp học chữ Việt, về nhà giao tiếp với gia đình cũng bằng tiếng Việt. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, nói gần như rất nhiều khi ở Việt Nam. Đó là lý do khi mở miệng ra nói tiếng nước ngoài, chúng ta đều không quen. Bên cạnh đó, phương pháp học tiếng Anh ở Việt Nam là ngồi sau bàn giấy, thầy nói, trò nghe và chép, ít khi có thời gian thực hành vì thường bị cháy giáo án.
Tâm lý sợ mình nói sai
Chúng ta thường xuyên học tiếng Anh với người Việt, cách phát âm và ngữ pháp có nhiều sai sót, không được chuẩn khi nói giống người bản xứ. Bên cạnh đó, người Việt là người Á Đông lại hay xấu hổ, sợ mình mắc lỗi trong lúc nói và sẽ bị người khác chê cười. Quan trọng hơn là việc học tiếng Anh ở hầu hết các trường Việt Nam đều chỉ là đối phó, học để lấy điểm. Học sinh Việt Nam nếu nói sai sẽ bị cho điểm thấp và đó là đều không trò nào muốn. Từ đó hình thành tâm lý thà đừng nói còn hơn
Không thể nghe được người khác nói gì để hòa nhập
Quay lại tiền đề không có môi trường tiếng Anh, khi chúng ta không chủ động nghe băng đĩa, xem phim có tiếng Anh, cầm chắc việc không biết giọng bản xứ là như thế nào. Không nghe được thì cũng chẳng biết bắt đầu nói từ đầu và mọi thứ rơi vào ngõ cụt. Ví dụ như các bạn học cấp 3 chung với tôi, trong giai đoạn đầu tiên khi ra nước ngoài, thật sự là khủng hoảng trầm trọng. Đối với người địa phương, du học sinh cứ như “ông nói gà bà nói vịt”, chẳng ai hiểu ai.
Vậy làm sao để vượt qua nỗi sợ nói tiếng Anh? Câu trả lời cực kỳ đơn giản
Tạo môi trường để rèn luyện tiếng Anh. chăm chỉ xem TV, nghe radio, đọc các sách tiếng Anh để tạo cho bản thân thói quen phản xạ khi gặp tiếng Anh; ghi nhớ giọng địa phương để dễ dàng giao tiếp sau này.
Tập bắt chước ngữ âm và giọng điệu của người bản xứ
Bạn nên xem phụ đề và đọc theo, nhái lại cách lên xuống khi phát âm của họ. Có thể cách này sẽ tốn nhiều thời gian nhưng giúp bạn về lâu về dài trong việc giao tiếp.
Tham gia các CLB tiếng Anh với người nước ngoài không gì tốt hơn được giao tiếp tiếng Anh với người thường xuyên nói tiếng Anh. Các CLB tiếng Anh giao tiếp ở các trường Đại học hay các nhà văn hóa quận, huyện, thành phố; ở các tiệm café hay tổ chức ra các buổi giao lưu. Chỉ cần vài giây tìm trên Google bạn có ngay một danh sách dài và tha hồ lựa chọn.
Bỏ qua nỗi sợ nói sai
Thật ra chỉ mình quan tâm cách nói của mình thôi, còn người đối diện khi giao tiếp họ chỉ tập trung nghe xem nội dung bạn định truyền tải là gì. Chỉ trừ khi phải thuyết trình quan trọng và yêu cầu chính xác cao, những đoạn đối thoại bình thường luôn luôn có vài lỗi sai nho nhỏ, ngay cả người Tây khi nói tiếng Anh cũng vậy. Quẳng gánh lo đi và chủ động nói, một thời gian bạn sẽ thấy sự tiến bộ và tự tin trong phong cách của mình.
Kiểm tra kỹ năng Nói của mình
Sau một thời gian vượt qua nỗi sợ nói, bạn cần phải tìm một người thầy, người bạn nói giỏi để kiểm tra ngữ pháp và cách phát âm của mình. Từ đó bạn mới có thể tiến bộ lên một cấp độ mới. Các trang web thi thử IELTS online miễn phí có thể giúp bạn đặt lịch hẹn với một chuyên gia để kiểm tra trình độ. Hoặc nếu bạn rụt rè trong việc tìm kiếm đối tác, bạn có thể tự thu âm và gửi lên các trang diễn đàn nhờ chuyên gia kiểm tra hộ.
Không có gì là không thể nếu bạn có thời gian và quyết tâm. Cũng như vậy căn bệnh ngại nói tiếng Anh của người Việt hoàn toàn có thể chữa khỏi, chúc các bạn áp dụng thành công những cách chữa trên.
Nguồn: VietHome