Du học Canada: Các thuật ngữ thường gặp

0

SSDH – Để giúp quý phụ huynh và các bạn học sinh Việt Nam đang tìm hiểu du học Canada khi tìm thông tin trên các group và diễn đàn được thuận lợi hơn, dưới đây là danh sách từ chuyên ngành, để giúp mọi người đặt câu hỏi hoặc đọc các bài viết có gặp những từ này cũng dễ hiểu. 

 

nhung-thuat-ngu-can-biet-khi-du-hoc-canada

1. Passport (Hộ chiếu) – có thể hiểu đơn giản là thay cho chứng minh nhân dân của mỗi người nhưng mang tính toàn cầu. Thể hiện rõ thông tin cá nhân, các quốc gia bạn đã đến. Một điều các bạn thường quên là không kí tên vào passport, hãy mở passport của bạn ra và kí tên vào ô yêu cầu đi nhé. Passport thông thường sẽ có độ dài 10 năm. Có thể làm lại passport tại Canada hoặc ở Việt Nam trong trường hợp hết hạn hoặc bị mất. Nên làm lại passport mới trước khi apply visa du học nếu độ dài dưới 5 năm.
2. Visa (Thị thực) – Nhiều người hay lẫn lộn hoặc gộp chung Visa và Passport. Visa là một dạng tem/nhãn được dán vào trong passport của bạn do quốc gia bạn xin nhập cảnh cấp (Canada, Mỹ, Úc,…) và cho phép bạn được nhập cảnh vào đất nước đó. Thời hạn của Visa không bao giờ lớn hơn thời hạn của passport. Khi Visa sắp hết hạn, bạn có thể xin gia hạn ngay tại Canada hoặc Việt Nam. Có 4 loại Visa chính là Visitor – du khách, Student – du học sinh, Worker – người đi làm. Ngoài ra còn thêm 1 loại không phổ biến là Immigrant visa – người qua Canada để định cư.
3. POF (proof of Finance) – yêu cầu cung cấp các loại giấy tờ, sổ sách chứng mình nguồn thu nhập của bạn hoặc bố mẹ/ người chu cấp cho quá trình du học. Ví dụ như sổ tiết kiệm ngân hàng, bảng lương, hóa đơn mua bán, giấy tờ nhà đất/xe cộ, thừa kế,…
4. POE (proof of Employment) – yêu cầu cung cấp các loại giấy tờ chứng minh, xác nhận công việc của bạn. Ví dụ như bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, thư xác nhận công việc (confirmation letter) do sếp viết và kí tên để đối chất khi cần thiết.
5. LOA (Letter of Acceptance) –Thông thường thư này sẽ được cấp sau khi bạn gửi bảng điểm cho trường để xét điều kiện để ghi danh/đăng kí ngành học và trường xác nhận bạn đủ điều kiện/ghi danh thành công.
6. Application fee (phí ghi danh). Mỗi trường sẽ có mức phí khác nhau giao động từ 50 – 300$, phí này non-refundable (không hoàn trả) trong bất cứ trường hợp nào. Trong mùa dịch này, một số trường giảm hoặc miễn phí application fee như một hình thức khuyến mãi cho người học.
7. LOE (Letter of Enrollment) – Thư xác nhận bạn đã hoàn thành tất cả các bước trong thủ tục ghi danh, đóng học phí và đăng kí môn học tại trường.
8. Tuition deposit – Một số trường yêu cầu học sinh phải đóng tạm ứng một khoản tiền khoảng 5-10% học phí khóa chính. Đây thường là khoản non-refundable để giữ chỗ và tránh việc nhiều bạn đăng kí rất nhiều chương trình nhưng không theo học làm mất xuất học của các sv khác.
9. Tuition invoice – giấy yêu cầu đóng tiền học phí. Sẽ hiển thị các khoản tiền bạn phải đóng và các thông tin tài khoản của trường
10. Tuition receipt – Giấy xác nhận bạn đã hoàn thành việc đóng tiền học phí cho trường.
11. SP (study permit) – giấy phép đi học. Giấy này chỉ được issued within Canada, nghĩa là bạn chỉ nhận được khi bạn nhập cảnh tại Canada.
12. WP/PGWP/COOPWP (work permit/ postgraduate workpermit/coop workpermit) – giấy phép đi làm tại Canada. PGWP là giấy phép đi làm được cấp cho các bạn đi du học, tốt nghiệp và đi làm tại Canada. WP là giấy phép đi làm được cấp cho lao động nước ngoài đến Canada theo visa worker. Trong khi đó, Coop Workpermit là giấy phép để bạn đi thực tập để hoàn thành các chương trình học có yều cầu internship/coop.
13. Application number (Mã số hồ sơ) – Khi bạn nộp hồ sơ để xét visa du học, gia hạn các loại giấy tờ thì sẽ có một application number tương ứng để giúp truy xuất hồ sơ của bạn nhanh hơn.
14. UCI (Unique Client Identifier)– Đúng như cái tên của nó, mỗi người chỉ có một số duy nhất. Mình từng làm clip về study permit/work permit và có nói qua về con số này rồi. Nó sẽ không thay đổi trên tất cả các giấy tờ Study permit/work permit của bạn. Nó cũng chính là con số FPC trong visa của bạn.
15. SIN (social insurance number) – số bảo hiểm xã hội. Mỗi người sẽ có một số duy nhất. Bạn sẽ được cấp số này nếu bạn được phép đi làm thêm khi đi du học tại Canada. Xin số này tại sân bay hoặc Service Canada. Số SIN có thời hạn nên phải chú ý gia hạn trước khi hết.
16. CBSA (Canada Border Service Agency) – Bộ phận Hải quan xuất nhập cảnh của Canada (biên giới và sân bay), bạn có được nhập cảnh hay không và được cấp study permit/ workpermit hay không là do CBSA quyết định. 
SSDH (theo Canada khong xa)
Share.

Leave A Reply