Du học sinh làm gì khi hóa đơn y tế cao hơn nhiều so với dự kiến?

0

SSDH – Tại Úc khi bạn cần điều trị bệnh chuyên khoa, nhập viện… hầu như sẽ phải trả chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Vậy làm thế nào để tránh các chi phí đó, nếu hóa đơn cao hơn so với dự kiến bạn sẽ làm gì. Hãy nghiên cứu thông tin cùng SSDH nhé.

6109-06006911 © Masterfile Royalty-Free Model Release: Yes Property Release: Yes Smiling practitioner looking at her laptop while talking on the phone

Trao đổi để tránh các chi phí phát sinh.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi đi khám, nhập viện, bạn nên hỏi các câu hỏi sau:

  • Các hạng mục trong MBS (Danh mục chi phí khám chữa bệnh cho từng loại bệnh trong mỗi lần khám bệnh – Medicare Benefits Schedule) bác sĩ sẽ thực hiện và phí mỗi hạng mục là bao nhiêu?
  • Phòng khám của Bác sĩ có tham gia chương trình bảo hiểm phí gap (phí người bệnh phải trả thêm sau khi được bảo hiểm chi trả) không và có điều trị cho bạn theo chương trình này không?
  • Bạn có phải tự trả bất kì khoản phí nào không và nếu có thì là bao nhiêu? (Đồng thời bạn nên xác nhận định các chi phí này với công ty bảo hiểm sức khỏe của bạn xem chương trình bảo hiểm của bạn được chi trả như thế nào).
  • Khi nhập viện, bác sĩ điều trị cho bạn là ai? (ví dụ: bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật) và xin chỉ dẫn để ước tính chi phí phát sinh từ các bác sĩ này.
  • Yêu cầu bác sĩ liệt kê giúp bạn bản ước tính bất kì chi phí nào mà bạn phải tự trả để bạn cân nhắc trước khi đồng ý điều trị.
  • Bác sĩ sẽ lập hóa đơn cho bạn như thế nào? Lập hóa đơn được chi trả trực tiếp hay hóa đơn bạn trả rồi xin bồi hoàn sau.
  • Bác sĩ giới thiệu bạn nhập viện vào bệnh viện nào và bệnh viện này có thỏa thuận với công ty bảo hiểm của bạn không?
  • Khi nào bạn sẽ phải trả tiền nếu như có phí gap?

>> Du học sinh Úc khám chữa bệnh như thế nào để ít phải trả gap fees nhất

Điều này không chỉ áp dụng tại Úc mà còn có thể áp dụng đối với những du học sinh và người nước ngoài đến/ở tại các quốc gia khác. Để tiếp cận bất kì dịch vụ y tế chuyên sâu nào bạn cũng nên liên lạc trước với bác sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Có rất nhiều bệnh và thuốc điều trị sẽ vượt quá mức chi trả của OSHC/OVHC và mức chi trả cao vượt quá khả năng chi trả của bạn. Hãy thảo luận về các lựa chọn điều trị thay thế với bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ GP (bác sĩ gia đình). Bạn cân nhắc tư vấn thêm một số phòng khám xem các bác sĩ chuyên khoa khác tính phí như thế nào. Bạn nên chọn bệnh viện công để điều trị thay vì vào bệnh viện tư.

Bạn phải liên hệ với công ty bảo hiểm sức khỏe của mình để hỏi về các quyền lợi khi nằm viện và các hóa đơn chi phí y tế khi khám điều trị, đặc biệt là phẫu thuật và thai sản.

>> Du học sinh Úc mang thai, sinh con và những điều cần biết sau khi sinh

lam gi khi chi phi y te cao 1

Bạn có thể làm gì nếu hóa đơn của bạn cao hơn nhiều so với dự kiến?

Trước tiên, bạn nên liên lạc với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn thảo luận về các khoản phí và các lí do vì sao các khoản phí khác nhau.

Trường hợp bạn cho rằng khoản phí là chưa đúng hoặc nhiều hơn đáng kể so với mức bạn đã được thông báo, bạn nên thanh toán ít nhất một phần hóa đơn. Ví dụ: thanh toán số tiền bạn muốn trả hoặc mức tiền đúng với mức phí MBS.

Khi bạn thực hiện khoản thanh toán này, hãy gửi thư cho bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn đề cập những vấn đề sau:

  • Nêu rõ số tiền bạn đang trả và giải thích lý do tại sao bạn đang trả số tiền đó lúc này.
  • Chỉ ra số tiền bạn muốn trả và lý do bạn dự kiến trả số tiền đó.
  • Hỏi xem có thủ tục nào đã được xử lí khác với những thủ tục bạn mong đợi hay không hoặc liệu họ có thể có hướng xử lí khoản phí không mong đợi giúp bạn hay không?
  • Cho họ biết bất kỳ điều kiện cá nhân nào ảnh hưởng đến khả năng trả phí đang bị cao hơn này.
  • Đề xuất số tiền bạn sẽ chuẩn bị trả (nếu có) và những thỏa thuận thanh toán nào bạn muốn thực hiện.
  • Đề nghị họ trả lời thư của bạn bằng văn bản.

Tìm kiếm thêm sự hỗ trợ ở đâu nếu bạn không thể giải quyết được vấn đề phát sinh này?

Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề của mình trực tiếp với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một tổ chức khác:

Các vấn đề cấn trợ giúp  Cơ quan trợ giúp 
Một vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế tư nhân, chẳng hạn như tranh cãi về khoản phí do bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tính cho việc điều trị nội trú hoặc khoản chênh lệch viện phí cho bệnh nhân Private Health Insurance Ombudsman
Vấn đề về cạnh tranh thương mại Australian Competition and Consumer Commission
Khiếu nại về tiêu chuẩn hành nghề ngành y tế Australian Health Practitioner Regulation Agency
Khiếu nại về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế công và tư bao gồm cả tranh cãi về các hóa đơn y tế. State and territory healthcare complaint bodies:
ACT: Health Services Complaints Commissioner
NSW: Health Care Complaints Commission
NT: Health and Community Services Complaints Commissioner
QLD: Office of the Health Ombudsman
SA: Health and Community Services Complaints Commissioner
TAS: Health Care Complaints Commissioner
VIC: Health Complaints Commissioner
WA: Health and Disability Services Complaints Office

Để được tư vấn chi tiết hơn về OSHC, OVHC, bảo hiểm extra có thể liên hệ với Annalink qua email info@annalink.com hoặc liên hệ với các đối tác du học của Annalink tại Việt Nam hoặc tại Úc.

SSDH Team (Theo Privatehealth Australia)

Share.

Leave A Reply