Du học sinh Mỹ và các chú ý đặc biệt khi làm thêm

0

SSDH – Khi đi làm thêm Du hoc sinh Mỹ nhớ chú ý các luật lệ để tránh bị vi phạm luật làm ảnh hưởng đến visa nhé.

 

asian-man-barista-holding-tablet-checking-order-from-customer-coffee-cafe_1150-8047

Đây là chia sẻ của chị Ánh Lê tại Hội du học sinh Việt Nam tại Mỹ, SSDH du học hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn khi đi làm thêm. Du học sinh trong có vẻ chưa hiểu nhiều về luật pháp của Mỹ, nhất là những gì Du học sinh  được và không được làm.Điều kiện tối thiểu để các bạn duy trì I-20 hợp pháp đó là: (1) remain full-time student; (2) engage only in authorized employment and (3) keep your passport valid.

Nếu bạn vi phạm 3 điều trên thì đều có nguy cơ bị trục xuất. Điều 1 thì dễ rồi, cái thứ 3 nhiều bạn không để ý nên cũng hay vô tình mắc phải, còn cái thứ 2 thì nhiều bạn biết và không biết. Nên phần này mình tập trung nói về điều kiện thứ 2.

Mình viết ngắn gọn cho các bạn những việc mà Du học sinh có thể làm để không bạn nào “vô tình” vi phạm luật cả. Mình biết việc Du học sinh làm chui rất là phổ biến ở những nơi đông người Việt. Nhưng các bạn nên nhận thức là đây là việc phạm pháp, và bạn hoàn toàn có thể bị trục xuất nếu như bị ICE sờ gáy. Như vậy bao nhiêu công sức, tiền của gia đình và các bạn sẽ đổ xuống sông xuống biển. Bài viết này dựa vào kinh nghiệm thực tế cá nhân và bạn bè mình, tham khảo thêm từ USCIS

Theo luật thì đây là những việc mà dhs có thể làm:

Link tham khảo: https://www.uscis.gov/…/compl…/foreign-academic-students

1. ON CAMPUS:

Tối đa được làm 20hr/tuần, nhưng mà nhiều trường lại chỉ cho phép làm tối đa 12,13, hay 15 hr/tuần thôi để đảm bảo chia đều công việc cho các sinh viên và không ảnh hưởng đến học hành. Lương trong campus thì các cv tay chân, services trong trường từ mức lương tối thiểu của bang trở lên. 1 số job cao hơn như assistantship hoặc là quản lý thì có thể được các ưu đãi khác như giảm học phí, hoặc tiền ăn ở, lương tầm 15- 20$/hr trở lên. Nhưng những vị trí này rất cạnh tranh và đa phần dành cho grad students.

2. CPT (THỰC TẬP)

Ngoài làm on campus thì dhs được đi thực tập bên ngoài dưới 20hr/tuần trong thời gian học và trên 20hr/tuần vào mùa hè, hoặc kì nào mà chỉ là part-time student (thường gọi là kì Co-op). CPT không giới hạn thời gian làm dưới 20hr/tuần, nhưng chỉ được làm tối đa 12 tháng trên 20hr/tuần tổng cộng với mỗi program level. Nếu là quá 12 tháng thì thời gian quá sẽ bị trừ vào thời gian làm OPT.

Để được cấp CPT thì sv phải có job offer liên quan đến major mình học, thì sau vài ngày đến vài tuần là có thể xin được I-20 mới với CPT.

Điều kiện là phải học tối thiểu 1 năm ở program đó trừ khi internship bắt buộc trong chương trình học từ năm đầu. Đó là cách mà nhiều trường cheat, ghi chương trình học với internship bắt buộc ở năm 1 để phục vụ đối tượng dhs trượt visa H1B. Tuy nhiên các trường này dần dần đã bị vào sổ đen và những ai theo học các program này cũng đã bị sờ gáy, gặp rắc rối khi xin visa H1B hay thẻ xanh sau này.

3. OPT

Sau khi tốt nghiệp, với mỗi cấp học thì dhs có thể xin 1 OPT để đi làm đúng chuyên ngành. OPT thường có hạn tối đa 12 tháng nhưng ngành STEM thì được 36 tháng, Thường dhs nên xin OPT EAD card 2 tháng trước khi tốt nghiệp vì thời gian process cũng mất 2-3 tháng. Khi xin OPT thì sv tự chọn start date để đi làm (tối đa 60 ngày sau khi program completion date). Và sau start date thì dhs có tối đa 90 ngày unemployment bao gồm cả ngày chưa kiếm được việc và khoảng gap nếu cần đổi việc.

4. OFF-CAMPUS SEVERE ECONOMIC HARDSHIP

Trong trường hợp gia đình bạn có sự cố xảy ra như phá sản, bố mẹ qua đời,… nói chung nguồn chi trả học phí của bạn không còn, bạn có thể nộp đơn xin giấy phép đặc biệt để có thể đi làm thêm bên ngoài trái ngành hợp pháp. Nhưng mà trường hợp này mình cũng chưa biết cụ thể ai làm cả, nên không rõ thủ tục và quy định chi tiết thế nào.

Ở trên là những việc mà các bạn gọi là JOB để đi làm. Nhưng còn các hoạt động để kiếm tiền khác của dhs thì sao? Cái gì phạm luật và cái gì không?

Thực ra cách đây độ chục năm thì những hình thức làm thêm của dhs chủ yếu vẫn là đi làm tay chân, nhà hàng, nhận cash, chứ không có nhiều hoạt động liên quan đến công nghệ như bây giờ. Thế nên thực ra luật của USCIS đề ra vẫn chưa có nói rõ trắng đen cụ thể cho các hoạt động kiếm tiền qua mạng, nên nó là thuộc dạng gray area, vd như: chơi stock, Youtube, viết blog, làm podcast, buôn bán trên amazon, ebay, … Nếu bạn tra tin chính thức từ USCIS về những hoạt động này thì gần như sẽ không thể tìm thấy chỗ nào nói rõ trắng đen về vấn đề này. Những gì mình tìm được và tham khảo ý kiến luật sư di trú thì nó là có khá nhiều tranh cãi.

Nhưng đây là những gì mà sau khi tìm hiểu mình rút ra (nếu các bạn tìm hiểu thấy khác thì cho ý kiến).

Theo USCIS thì dhs không được tham gia các hoạt động unauthorized Employment, và định nghĩa của họ là “any service or labor performed for an employer within the United States by an alien who is not authorized by the INA or USCIS “. https://www.uscis.gov/policy…/volume-7-part-b-chapter-6…

Nhưng vấn đề là cái gì service và cái gì thì được tính là labor perform và within USA tức là sao?

Dưới đây là 1 số các hoạt động phổ biến hay thấy.

1.CHƠI STOCK, CRYTO, FUNDING INVESTMENT

Cái này thì đa phần là không sao, Vì không thể gọi là labor perform nếu như bạn mua 1 món đồ và theo thời gian món đồ tự tăng giá rồi bạn bán nó đi (bán đồ cũ). Tuy nhiên nếu bạn dành cả ngày để trade (daily trading) thì ng ta có thể nói bạn là labor perform để earn income (kiểu hoạt động buôn bán hàng hóa) thì lại khác.

2. BUÔN BÁN TRÊN AMAZON, EBAY, FB, CRAIGLIST,…

Tương tự như stock, bạn mua bán vài ba món đồ cũ nhỏ lẽ thì không sao, kể cả giá trị của nó có hơn 600$ (số tiền tối thiểu phải khai income) như bán máy tính cũ hay xe cũ, thì cũng chả sao cả. Nhưng nếu bạn mua bán buôn, số lượng nhiều, có hẳn store trên mạng, thực hiện nhiều giao dịch thì chắc chắn là có vấn đề. Thế nên các bạn mà hay bán đồ online trên FB cẩn thận kẻo bị sờ gáy nhé. Các bạn bán hàng hay tham gia đa cấp cũng cẩn thận vì khi bạn tham gia network, hoạt động giao dịch buôn bán như thế, tức là đã có labor perform rồi, cãi bằng trời.

3. CONTENT CREATOR 

Cái này tưởng đơn giản nhưng mà rất nhiều bạn bị mắc lỗi mà không biết. Content Creator là kiểu làm Youtube, viết báo, viết sách, viết blog kiếm tiền,… Cái này lại dựa theo mức độ bạn tham gia hoạt động đó như thế nào.

  1. Viết báo: Nếu bạn viết bài ba bài báo (không liên quan đến chuyên ngành bạn học) rồi nhận tiền nhận bút thì không sao cả. Nhưng nếu bạn làm kiểu cộng tác viên chính thức, viết báo liên tục, nhận tiền liên tục thì nó vẫn là thành labor perform.
  2. Viết sách, viết blog, làm podcast, youtube (nói chung các hoạt động tự làm rồi nhận tiền quảng cáo). Ở Mỹ thì các hình thức này thì khá là phổ biến và dễ dàng. Kể cả bạn viết 1 quyển sách rồi bán trên amazon cũng không có gì khó. Tuy nhiên đa phần các hoạt động này sẽ dễ gặp rắc rối. Vì rõ ràng bạn tạo contents và bạn tự kết nối để kiếm thêm tiền. Và đa phần các hệ thống này ở Mỹ đều yêu cầu bạn phải verify tài khoản ngân hàng, paypal hay SSN của bạn để bạn nhận tiền. Và 1 khi bạn kết nối với những cái này thì bạn chối bằng trời. Nếu bạn kiếm rất ít, dưới 600$/ năm hay vài chục 1 tháng, chả ai quan tâm. Kể cả IRS biết họ cũng bỏ qua vì nó không đáng kể, nhưng mà nếu vài nghìn 1 tháng thì vấn đề rồi đấy.

Thường mọi người hay lách luật (lách luật không có nghĩa là phạm luật) bằng cách dùng tên người khác đứng tên tài khoản, những người được kiếm tiền hơp pháp, hoặc dùng ID ở nước ngoài, rút tiền ở nước ngoài. Như làm Youtube rồi đăng kí tài khoản ở nước khác chứ không ở Mỹ. Như vậy thì tất cả hoat động chuyển tiền đều không liên quan đến Mỹ hay bạn theo giấy tờ, nên thường là sẽ không có vấn đề gì.

Tuy nhiên thì thực tế, nếu như hoạt động của bạn quá lộ liễu, kiểu bạn kiếm độ vài k/tháng, bạn dành quá nhiều thời gian đầu tư vào nó trong khi perform của bạn ở trường kém (học kém, điểm thấp) thì khi bạn xin visa, chuyển status thì họ có thể từ chối visa của bạn với lí do là nghi ngờ purpose xin visa của bạn. Kiểu không có bằng chứng là bạn vi phạm luật, nhưng mà hành động kiếm tiền lộ liễu của bạn cho thấy mục đích của bạn sang Mỹ là khác chứ không phải đi học/ đi làm chẳng hạn. Cái này thì mình không chắc chắn thật không nhưng mà đã nghe nói 1 trường hợp bị từ chối visa vì vậy. Bạn đừng khinh thường ĐSQ Mỹ hay USCIS, họ có tàu ngầm ở mọi nơi, và nhân viên của họ biết tiếng Việt rất nhiều, nên có thể hoạt động của bạn đã bị theo dõi từ lâu mà bạn không biết thôi.

Với cả thực ra để lấy tiền từ Google Adsense (Youtube, Viết blog,…) nó không có đơn giản như nhiều ngưởi tưởng vì nó quản lý cũng tương đối chặt. Bạn phải verify ID và địa chỉ. Họ sẽ gửi 1 cái PIN về địa chỉ của bạn và bạn phải verify cái PIN đó nữa. Và tất cả thu nhập của bạn trong năm nó sẽ gửi 1 cái form để khai thuế. Mình không rõ nếu mà tk Google Adsence ở ngoài Mỹ thì nó có gửi form khai thuế hay không nhưng mà trong Mỹ thì có. Thế nên dù mình cũng làm YT 1 thời gian, tuy bật quảng cáo nhưng mình chả dám nhận đồng nào vì thấy phải verify thông tín cá nhân là mình chạy mất dép. Chứ không có nghĩa bạn thấy tiền trong tài khoản YT của bạn là bạn có tiền thật đâu. Và sau 1 thời gian (không biết chính xác cụ thể bao lâu, nếu bạn không verify thì bạn cũng không tiếp tục kiếm tiền được).

Tất cả cái này mình chỉ biết được khi đăng kí Google Adsence Account. Nên hãy suy nghĩ kĩ nếu bạn có ý định kiếm tiền từ YT, không dễ ăn đâu.

4. LÀM CÁC CÔNG VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI.

Những người theo visa dependent hay mắc cái này. Tức là mặc dù đang ở Mỹ, không làm việc ở Mỹ nhưng làm online để kiếm tiền từ nước khác. Nó cũng giống như làm Youtube xong rút tiền ở nước khác như ở trên mình nói, dạy học online, buôn bán online, bán đồ về VN. Thực ra thì USCIS họ không quan tâm lắm đến những hoạt động kiếm income ở nước ngoài của bạn. Nên đa phần các trường hợp là không vấn đề gì cả. Nhưng mà nó vẫn có tí xíu rủi ro khi bạn xin visa. Vì nó là 1 trong những lí do mà họ có thể ghi là “sai với mục đích ở Mỹ’ để từ chối visa của bạn.

VD: bạn xin đi học, tức là bạn đã có đủ tài chính để đi học (học bổng hoặc gia đình). Nên nếu bạn dành quá nhiều thời gian làm (tuy không vi phạm việc làm ở Mỹ) nhưng vẫn là dành thời gian làm, trong khi bạn lại xin sang Mỹ đi học, thì họ có thể từ chối visa.

Hay nếu bạn xin sang Mỹ với dependent visa (F2,J2, H4, L2) tức là bạn phụ thuộc tài chính vào người kia. Mà ng kia phải có trách nhiệm phải lo tài chính cho bạn. Nếu bạn xin sang mà bạn phải làm để lo tài chính thì cũng không đúng với mục đích xin visa, nên có thể từ chối.

5. CHO MƯỢN ĐỊA CHỈ, ACCOUNT, ORDER HỘ

Nhiều người ở VN nhờ các bạn order hàng họ, hay mượn địa chỉ hay tên của bạn để nhận hang, nhận số PIN để verify thông tin,… Nói chung đủ các thể loại mượn và hộ mà liên quan đến thông tin cá nhân của bạn rồi chia cho bạn 1 số tiền hoa hồng nho nhỏ. Cái này nghe có vẻ rất an toàn và không hại gì nhưng mà thực ra lại cực kì nguy hiểm. Nguy hiểm nhất luôn vì bạn không biết chính xác hoạt động của người ta làm là gì, có hợp pháp hay không? Buôn bán có hợp pháp? Trốn thuế hay không? Tiền của họ có phải tiền sạch không, hay tiền hack thẻ mà có?

Vì vậy nên lời khuyên là không nên đụng đến những hoạt động kiểu này kẻo có ngày không phải mình USCIS hay ICE đâu mà là FBI sờ gáy đấy.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo dựa theo hiểu biết của mình. Bạn nào muốn bổ sung hay sửa thông tin gì thì cứ tự nhiên nhé. Inbox cho SSDH nhé.

SSDH Team

Share.

Leave A Reply